Theo đó, để đạt được những mục tiêu đề ra UBND Trà Vinh đưa ra nhiều nhằm giải pháp quan trọng: Hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản lý hoạt động thương mại theo cam kết quốc tế; gia tăng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng trong tỉnh, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa. Kế đó phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại trên nền tảng số; Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin dự báo xu hướng thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ứng phó với những đột biến bất lợi của thị trường; thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thương mại trong nước; đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước; nâng cao ý thức, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động thương mại.
|
Sản phẩm đặc sản địa phương cũng nằm trong kế hoạch phát triển thương mại của Trà Vinh. |
Để triển khai thực hiện từng mục tiêu trong từng giai đoạn từ 2021-2030, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến năm 2025 đạt tốc độ tăng bình quân 17%/năm; đến năm 2030 đạt tốc độ tăng bình quân 15%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong giai đoạn 2031-2045 đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 12 - 12,5%/năm.
Ngoài ra, Trà Vinh đặt mục tiêu doanh thu nghành thương mại điện tử đến 2030 chiếm khoảng 10,5 - 11% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đến năm 2045 chiếm khoảng 15%; đạt 40 - 45%. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại tham gia các sàn thương mại điện tử đến năm 2045 đạt trên 70%. Khung khổ pháp lý, thể chế, chính sách phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh cơ bản hoàn thiện và đồng bộ. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại phát triển đồng bộ, đa dạng, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại.
|
Phát triển Thương mại điện tử trong thời buổi công nghệ 4.0 được Trà Vinh rất quan tâm.( Ảnh minh họa). |
Bên cạnh đó, phải khai thác được tiềm năng cũng như thế mạnh của tỉnh nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội để mở rộng kinh doanh, mà đặc biệt quan tâm đến thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa; để góp phần phát triển kinh tế Nông thôn, cũng góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cho có sự phát triển đồng bộ. Tranh thủ hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh, trở thành cầu nối vững chắc giữa sản xuất và tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Trà Vinh xác Đinh: Đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững, là điểm tựa vững chắc cho sản xuất của tỉnh ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa của tỉnh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh. Từ đó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thương mại, dịch vụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.