Lễ tế Xã Tắc được tổ chức dựa theo các nghi thức truyền thống đã được nghiên cứu và điều chỉnh theo hướng tinh gọn như: Lễ Thượng hương (dâng hương), Lễ Nghinh thần (rước thần đến dự), Lễ Điện ngọc bạch (dâng ngọc trắng), Lễ Hiến tước (dâng rượu), Lễ Phú tộ (hưởng lộc), Lễ Triệt soạn (hạ cỗ), Lễ Tống thần (đưa tiễn thần), Lễ Tư chúc bạch soạn (đốt chúc văn, ngọc lụa, bài vị).
Lễ tế Xã Tắc thể hiện tính nhân văn, cầu cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc |
Đàn Xã Tắc được xây dựng từ cuối mùa xuân năm 1806, nằm ở phía Tây Hoàng Thành, đúng theo nguyên tắc “tả Tổ, hữu Xã” (bên trái thờ Tổ, bên phải thờ Xã Tắc) của thành trì phương Đông truyền thống. Vào thời nhà Nguyễn, Lễ tế Xã Tắc là một trong những nghi lễ cung đình quan trọng xếp vào hàng Đại tự, thể hiện khát vọng hòa hợp, chung sống với thiên nhiên.
Lễ tế Xã Tắc diễn ra trang trọng đầy đủ các nghi lễ: lễ Quán tẩy (rửa tay tẩy trần), lễ Thượng hương (dâng hương), lễ Điện Ngọc bạch (dâng ngọc trắng)... |
Lễ tế Xã Tắc được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nghiên cứu phục dựng và tổ chức tái hiện lần đầu tiên vào 2008 tại Đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, thành phố Huế), được tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng 2 âm lịch.
Lễ vật tế |
Việc phục hồi thành công Lễ tế Xã Tắc nhằm góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của Việt Nam từng diễn ra trong lịch sử, đề cao những giá trị nhân văn sâu sắc, đáp ứng nguyện vọng tâm linh của cộng đồng.
Nhiều người dân đến dâng hương cầu nguyện |