Tranh cãi chưa có hồi kết về UFO - (Kỳ 1): Chuỗi sự kiện kỳ lạ và những bản kế hoạch bí ẩn

(PLVN) - Từ tháng 11/1896 đến tháng 5/1897, trên các mặt báo ở nhiều địa phương nước Mỹ đăng tải thông tin kỳ lạ về “phi thuyền”, trong đó phần lớn trường hợp người ta mô tả phi thuyền có hình dạng giống điếu xì-gà, rọi đèn pha sáng rực. Một số người giàu sức tưởng tượng cho rằng đây là khách không mời đến từ Sao Hỏa...
Hình ảnh những vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời được cho là UFO.
Hình ảnh những vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời được cho là UFO.

Ngày 24/6/1947, phi công Kenneth Anot phát hiện thấy trên vùng trời thuộc miền Nam bang Washington có 9 chiếc đĩa bay xếp thành đội hình bay với tốc độ cực nhanh. 

Từ đó, người ta quen dùng từ “đĩa bay” để hình dung và tưởng tượng về vật thể này. Khi trả lời phỏng vấn của báo chí địa phương, Anot so sánh sự chuyển động của đĩa bay giống như những hòn đá dẹt được ném thia lia trên mặt nước. Sau đó không lâu, tờ báo này đã dùng từ “đĩa bay” để mô tả vật thể mà Anot nhìn thấy, mở đầu cho thời đại “đĩa bay”. 

Mãi đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, một phi công khác thuộc lực lượng Không quân Mỹ đã sử dụng cụm từ “vật thể bay chưa xác định” mà tiếng Anh viết tắt là UFO.

Chương trình “lần theo dấu vết”

Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, phi công của quân Đồng minh nhìn thấy nhiều vật thể bay chưa xác định trên bầu trời châu Âu và Thái Bình Dương, họ đặt cho nó cái tên là “máy bay chiến đấu FU”, đồng thời cho rằng đó là vũ khí của kẻ thù. 

Trong năm 1946, trên bầu trời châu Âu thường xuất hiện “tên lửa ma”, một số người sốt ruột muốn tìm ra câu trả lời ngay liền nói bừa rằng tất cả đều là của Liên Xô. 

Ngày 30/12/1947, Không quân Mỹ bắt đầu chương trình nghiên cứu về vật thể bay chưa xác định lấy tên là “Lần theo dấu vết”. Chương trình nghiên cứu này được giao cho Bộ chỉ huy Không quân (sau này là căn cứ không quân Raytor Patterson) ở bang Ohio. Đối với nhũng hiện tượng bình thường thì được giao cho căn cứ không quân địa phương xử lý, còn kế hoạch “Lần theo dấu vết” chỉ tập trung điều tra những hiện tượng được đánh giá là quan trọng hoặc không bình thường mà thôi. 

Vụ việc đầu tiên được tiến hành xảy ra vào ngày 7/1/1948. Đại úy phi công Tom Mantor thuộc lực lượng không quân ở bang Kentucky đã bị hy sinh do máy bay rơi. 

UFO là đề tài tốn nhiều giấy mực của báo chí, truyền thông.
UFO là đề tài tốn nhiều giấy mực của báo chí, truyền thông.  

Qua liên lạc vô tuyến điện được biết, trước khi gặp nạn, anh có ý định tìm hiểu về một “vật thể kim loại to lớn”. Liên tưởng đến một chương trình bí mật hồi đó của hải quân lấy tên là “Kế hoạch câu cá trên không”, người ta nhận định rằng “vật thể” mà Mantor định tìm hiểu chính là một quái khí cầu trong chương trình đó. 

Vào năm 1948, hai phi công bay tuyến phía Đông đã đệ trình một bản báo cáo khiến người ta phải đau đầu. Lúc 2h45 rạng sáng 20/7, trên bầu trời bang Alabama, hai viên phi công Chilit và Vilt trong khi đang điều khiển máy may DC-3 đã nhìn thấy một vật thể hình dạng giống như ngư lôi vụt bay qua. 

Chilit kể rằng, vật thể đó có 2 hàng cửa sổ hình vuông, bên trong có ánh sáng nhấp nháy, dưới đáy phóng ra luồng sáng xanh dài đến 15 mét. Dù vật thể bí ẩn đó chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc chưa đầy 10 giây, một hành khách đi trên máy bay cũng nhìn thấy. 

Nhóm thực hiện chương trình “Lần theo dấu vết” cũng được thông báo rằng: Một nhân viên phục vụ tại căn cứ không quân Mỹ thuộc bang Georgia cho biết một giờ trước đó cũng nhìn thấy vật thể giống y như thế. Thật lạ lùng là, 4 ngày trước đó trên vùng trời Hague (Hà Lan) nhiều người cũng nhìn thấy một vật thể bay giống như quả tên lửa nhưng có hai hàng cửa sổ. 

Hình ảnh UFO qua ảnh vệ tinh.
Hình ảnh UFO qua ảnh vệ tinh.  

Sau khi xuất hiện các sự kiện đó, bộ phận điều tra “Lần theo dấu vết” tách ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm giữ quan điểm khác nhau, nhóm thì cho rằng các vật thể đó là con tàu vũ trụ đến từ hành tinh khác, nhóm thì cho rằng đó là vũ khí bí mật của Liên Xô. Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng đó chỉ là một vật thể bình thường nào đó mà người ta chưa nhận biết được. 

Về sự kiện phi công Chilit và Vilt nhìn thấy, thì ý kiến nhận định của phái điều tra viên thứ nhất chiếm ưu thế, vì đã có một bản báo cáo mật nói về cuộc viếng thăm của vật thể lạ đến từ thế giới khác được gửi đến tay tướng Hoyt Sanford Vandenberg - Tham mưu trưởng không quân, tuy nhiên, Vandenberg đã ra lệnh hủy bỏ tất cả các bản sao của báo cáo mật này. Vì vậy mãi đến năm 1956, văn kiện này vẫn chưa được công bố. 

Sau này, một quan chức đã từng tham gia kế hoạch nghiên cứu vật thể bay thuộc lực lượng không quân này đã giải ngũ tên là Edward đã viết hồi ký kể lại những câu chuyện xảy ra đằng sau bản báo cáo mật đó. Mặc dầu khá nhiều nguồn tin khác đã phụ họa với quan điểm của Edward, nhưng từ rất nhiều năm nay, không quân vẫn phủ nhận không hề có một bản báo cáo nào như thế cả. 

Kế hoạch trả đũa

Việc Vandenberg không chẩp nhận kết luận của nhóm điều tra “Lần theo dấu vết” đánh dấu sự chấm hết của chương trình này, người thì chán nản rời khỏi không quân, người thì bị điều động sang làm công tác khác. Ngày 11/2/1949, chương trình “Lần theo dấu vết” được thay thế bởi “Kế hoạch trả đũa”. 

Kể từ đó về sau, công việc điều tra đối với “vật thể bay chưa xác định” chủ yếu nhằm mục đích phơi bày sự thật, nhằm làm cho người ta tin rằng những sự việc được phản ánh trong các bản báo cáo thực ra không có gì lạ, chẳng qua chỉ là một sự ngộ nhận mà thôi. Những nghiên cứu về đĩa bay hay “vật thể bay không xác định” lại trở về điểm xuất phát ban đầu là “làm rõ thực hư” chứ không tiến hành điều tra. 

Năm 1952, trên bầu trời thủ đô Washington xuất hiện một loạt chuyện lạ về vật thể bay chưa xác định do trạm radar thăm dò được và do mắt người nhìn thấy. 

Các quan chúc tình báo của Chính phủ lo ngại rằng Liên Xô sẽ khai thác sự kiện này để gây ra bầu không khí hoảng loạn ở Mỹ. Vì vậy họ thành lập một tổ nghiên cúu gồm 5 nhà khoa học, bí mật nghiên cứu về các số liệu do kế hoạch “Bản gốc” thu thập được, đồng thời vạch ra kế hoạch chiến lược an toàn.

Sau khi thành lập được 4 ngày, cảc nhà khoa học bắt tay nghiên cứu một số bản báo cáo do những người nhìn thấy viết và 2 đoạn phim quay về vật thể bay chưa xác định. Sau đó họ tuyên bố rằng nhà nước tiếp tục chương trình nghiên cứu này chỉ là “tốn công vô ích” mà thôi. 

Tổ nghiên cứu này mang tên nhà vật lý Robertson. Với chức danh tổ trưởng, ông đề nghị phát động một phong trào “tìm ra sự thật” nhằm làm giảm hứng thú của mọi người về đề tài “đĩa bay”. Cho dù nhóm Robertson và những đề nghị của họ vẫn chứa đựng nhiều ẩn số nhưng rõ ràng việc nghiên cứu về vật thể bay của họ đã có một ảnh hưởng rất lớn. 

Ngay lập túc không quân giảm bớt ngân sách cũng như mức độ coi trọng đối với kế hoạch “Bản gốc”. Một nhà khoa học đã tham gia ban cố vấn khóa đầu của không quân về kế hoạch “Bản gốc” là ông Ellen Hanech đã thốt lên lời oán trách: “Nhóm Robertson đã làm cho vật thể bay không được chấp nhận từ góc độ khoa học. Trong vòng 20 năm gần đây, chúng ta chưa dành một sự chú ý thích đáng cho vấn đề này, đến nỗi không thể thu thập đầy đủ số liệu cần thiết để chứng minh bản chất của vật thể bay là gì”.”

(Còn nữa) 

Đọc thêm