Những thông tin bị phớt lờ
Bản báo cáo đặc biệt số 14 về kế hoạch “Bản gốc” năm 1955 chính là một việc làm tùy tiện của Bộ tư lệnh Không quân Mỹ. Bản báo cáo đó đã khái quát thành tựu nghiên cứu trong vòng 3 năm của Cục Nghiên cứu Thông tin chiến tranh. Không quân liền yêu cầu Cục Nghiên cứu Thông tin chiến tranh cung cấp báo cáo nghiên cứu về vấn đề vật thể bay chưa xác định.
Kết luận của bản báo cáo mang tên “Chim hạc” là: “Vật thể bay chưa xác định là một hiện tượng hết sức kỳ lạ nhưng có thật”. Bên không quân không chấp nhận kết luận này, nên đã sửa lại phần lớn số liệu của bản báo cáo. Bộ trưởng Không quân nhân thể tuyên bố rằng: “Căn cứ vào công trình nghiên cứu này, chúng ta càng tin chắc rằng không hề có một vật thể nào như mọi người vẫn tưởng tượng bay trên bầu trời nước Mỹ”.
Có vẻ như không quân một mực từ chối xem xét khả năng tồn tại của một vật thể bay như người ta vẫn đồn đại, hơn nữa họ cũng sẵn sàng giải thích bừa, khiến cho nhiều người nghĩ rằng phong trào “đi tìm sự thật” chính là để che đậy mối lo ngại có thật.
Thiếu tá lính thủy đánh bộ đã về hũu là Donald Kehu nói, có thể không quân biết rất rõ sự thật về những cuộc viếng thăm của người ngoài Trái Đất, nhưng nếu họ thừa nhận điều đó, có thể sẽ gây ra tình trạng hoảng loạn trên phạm vi toàn cầu.
|
Những vật thể bay phát sáng được cho là UFO. |
Kế hoạch “Bản gốc” cuối cùng đã chuốc lấy những lời mỉa mai châm chọc của giới truyền thông và sự chỉ trích của một số nghị sĩ quốc hội. Tháng 4/1966, khi Hanech ra làm chứng trước Ủy ban Quân lực thuộc Hạ nghị viện, đã yêu cầu phải thành lập một nhóm nghiên cứu gồm các nhà vật lý học và xã hội học hoàn toàn không liên quan gì đến nhà nước, với mục đích tìm hiểu vật thể bay chưa xác định một cách thật sự cầu thị, làm sáng tỏ vấn đề có tồn tại vật thể bay hay không.
Nghiên cứu hay tìm cách che giấu?
Không quân muốn né tránh vấn đề vật thể bay chưa xác định, họ đề nghị Trường đại học Colorado tiến hành nghiên cứu khoa học một cách độc lập. Nhóm nghiên cứu lấy tên người chủ trì là nhà vật lý Edward Condon, còn gọi là Ủy ban Condon, tìm cách che đậy một cách công phu.
Vì bản thân Condon không chấp nhận quan điểm có sự tồn tại của vật thể bay nên ông cũng bác bỏ thẳng thừng những ý kiến trái ngược của nhân viên. Sau này, một tác giả nguyên là người bị thải hồi trong ủy ban đó đã viết một cuốn sách và một bài đăng trên tạp chí “Tầm nhìn” đã vạch rõ: “Nỗ lực của ủy ban này chẳng khác gì những cố gắng không mệt mỏi của không quân trước đây, đó là bưng bít sự thật”.
Năm 1968, Ủy ban Condon cho xuất bản cuốn “Nghiên cứu khoa học về vật thể bay chưa xác định”. Đúng như ngưòi ta dự đoán, báo cáo đó viết: “Dù đi sâu nghiên cứu khoa học về vật thể bay chưa xác định cũng không thể chứng minh được rằng việc làm này có thể thúc đẩy nền khoa học phát triển”, tuy nhiên báo cáo cũng thừa nhận rằng “vẫn có đến một phần ba vụ việc không thể tìm ra lời giải”. Dù sao không quân Mỹ cũng đã có được cái cớ để kết thúc kế hoạch “Bản gốc”. Ngày 17/12/1969, họ tuyên bố chấm dứt kế hoạch này.
Những vụ việc được ghi chép lại
Ở rất nhiều nơi trên thế giới đều xuất hiện những báo cáo về việc nhìn thấy vật thể bay chưa xác định và cũng tương đối giống nhau, người ta thường mô tả nó giống như hình chiếc đĩa hoặc điếu xì-gà.
Một số báo cáo gần đây nhất cho biết có một loại đĩa bay hình tam giác, một số ít người chỉ nhìn thấy một chấm sáng bay trên bầu trời đêm mà người ta thường giải thích như một hiện tượng phổ biến đó là sao băng hoặc máy bay bay qua. Tuy nhiên, nếu coi đó là hiện tượng bình thường thì lại rất khó giải thích về ánh sáng kỳ lạ mà nó phát ra.
Trong một cuốn sách xuất bản năm 1972 dưới tựa đề: “Chuyện về vật thể bay chưa xác định”, Hanech đã chia ra làm mấy dạng: Ánh sáng lạ nhìn thấy vào ban đêm do mắt thường và radar phát hiện vào ban ngày. Còn trường hợp nhìn thấy ở cự ly gần cũng được phân làm 3 loại: người chứng kiến cách vật thể bay chưa đầy 200m; ảnh hưởng thực tế đối với môi trường do vật thể bay gây ra; ngoài vật thể bay ngưởi ta còn nhìn thấy sinh vật sống ở bên trong.
Chứng cứ được coi là hùng hồn nhất về vật thể bay chưa xác định là trường hợp radar cùng mắt thường đều nhìn thấy và trường hợp “gặp” vật thể bay trong cự ly gần.
Ngày 14 và 18/8/1956, tại hai căn cứ không quân Anh và không quân Mỹ cùng sử dụng đã xảy ra một vụ việc giống như trong báo cáo loại một: vật thể bay chưa xác định bay với tốc độ cao ở trên không đã bị radar phát hiện, nhân viên mặt đất và phi công bay trên trời cũng đều nhìn thấy.
Ngày 8/1/1981, tại khu vực gần bờ biển phía Đông nước Pháp đã xảy ra sự kiện vật thể bay chưa xác định đáp xuống mặt đất, được xếp vào dạng báo cáo loại 2 - “gặp” ở cự ly gần.
Một ông già kể lại rằng, khi ông đang làm việc trong vườn hoa thì nhìn thấy một con tàu vũ trụ giống như hai chiếc đĩa úp vào nhau hạ cánh xuống mặt đất, nó đậu ở đó một lúc rồi mới bay lên.
Ở vị trí mà nó đáp xuống còn để lại dấu vết. Thế là “tổ nghiên cứu hiện tượng vật thể bay chưa xác định” thuộc cơ quan điểu tra vật thể bay chưa xác định của Pháp liền bắt tay vào điều tra một cách tỉ mỉ. Họ lấy mẫu đất, lá cây, thực vật ở khu vực đó đưa về kiểm nghiệm ở những cơ sở hàng đầu của Pháp.
Năm 1983, tổ nghiên cứu hiện tượng vật thể bay chưa xác định đã công bố một bản báo cáo điểu tra dài đến 66 trang. Họ chỉ ra rằng là cây ở đó đã bị mất đi từ 30 đến 50% chất diệp lục, sự suy giảm nhanh chóng đầy huyền bí này thì phòng thí nghiệm không thể nào thực hiện lại được. Kết luận của chương trình nghiên cứu này là khu vực đó đã xảy ra sự thay đổi do chịu tác động lớn về mặt cơ giới và nhiệt năng cùng với một lượng nhỏ khoáng chất (muối phốt phát và kẽm) tạo ra hiện tượng chuyển hóa và lắng đọng. Điều đó đã khiến cho cảc nhà khoa học tin rằng đúng là đã từng có vật thể bay như những người nhìn thấy kể lại.
Dạng thứ ba “gặp” ở cự ly gần được coi là câu chuyện ly kỳ nhất về vật thể bay và cũng dễ dàng được mọi người tán đồng, nhưng đối với các nhà khoa học quan tâm nghiên cưu về lĩnh vực vật thể bay lại cảm thấy khó chấp nhận nhất.
Trong hầu hết trường hợp thì kẻ chứng kiến có thể là một người hoặc nhiều người đều rất đáng tin, qua trắc nghiệm tâm lý đối với họ cho thấy họ có tư duy bình thường. Dạng tiếp xúc thứ ba này bao gồm cả trường hợp nhìn thấy sinh vật sống trong vật thể bay chưa xác định đó và cả sự kiện người chứng kiến bị trói lại, bị dẫn vào trong vật thể bay, “người ngoài hành tinh” tiến hành một số thực nghiệm kỳ quặc trên cơ thể họ.
Kỳ lạ nhất là sự kiện xảy ra ở đảo quốc Papua New Guinea. Tối 26/6/1959, giáo sĩ G.William đến từ Thánh hội Australia cùng với hơn 30 người khác nhìn thấy một vật thể đang bay có sinh vật sống giống hình người nhưng thân thể họ phát ra thứ ánh sáng “chói mắt” rất mạnh. William cho rằng những người đó đang tiến hành những công việc khó hiểu. Vào đêm sau đó, tức ngày 27/6, đoàn giáo sứ lại gặp họ. Lần này, họ chủ động chào những người từ vật thể lạ bay kia thì cũng được “những sinh vật kỳ lạ” kia đưa tay lên như chào lại...
(Còn nữa)