Truy xuất nguồn gốc: Cơ hội đưa sản phẩm Việt ra thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đoàn các cấp, hướng đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, ngày 22/3, Đoàn thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đoàn thanh niên Bộ Công thương cùng tổ chức Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Truy xuất nguồn gốc - nền tảng sản xuất và lưu thông hàng hoá

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Khoa họa và Công nghệ Lê Xuân Định cho biết, trong nền kinh tế 4.0, thông tin về sản phẩm hàng hoá từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ đều được theo dõi đến từng bước nhỏ. Nguồn thông tin này có thể được dùng vào rất nhiều việc trong đó có việc tối ưu hoá quá trình sản xuất, phân phối, dự báo, tuân thủ quy định xuất nhập khẩu v.v. Nói một cách khác, đó chính là truy xuất nguồn gốc và hoạt động này là nền tảng cho việc sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế 4.0.

Thứ trưởng Bộ Khoa họa và Công nghệ Lê Xuân Định phát biểu

Thứ trưởng Bộ Khoa họa và Công nghệ Lê Xuân Định phát biểu

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Thứ trưởng Lê Xuân Định đánh giá ứng dụng nền tảng số được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản, hướng tới các tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, chúng ta đang đối mặt với những thách thức rất lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động bởi đại dịch COVID-19. Chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh đã được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là giải pháp, xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Truy xuất nguồn gốc là giải pháp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản của bà con nông dân bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho người nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng. Đồng thời góp phần gia tăng giá trị của nông sản của các địa phương, góp phần thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Cổng thông tin truy xuất sản phẩm hàng hóa Quốc gia, đảm bảo kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc để số hóa chuỗi giá trị các sản phẩm hàng hóa, trong đó có các sản phẩm nông sản.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Xuân Định bày tỏ mong muốn đại diện đến từ 3 bộ sẽ cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực tế để cùng có cái nhìn khách quan về hoạt truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ cho nông sản Việt Nam. Từ đó, đưa ra những giải pháp giúp hoạt động này thực sự trở thành một công cụ hiệu quả, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, góp phần gia tăng giá trị của nông sản, thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, Thứ trưởng Lê Xuân Định mong muốn 3 Bộ tiếp tục phát huy vai trò của tuổi trẻ, trở thành động lực quan trọng đóng góp cho công tác chuyển đổi số của đơn vị. Đẩy mạnh phong trào tuổi trẻ sáng tạo, phát huy tiềm năng và thế mạnh của đoàn viên, thanh niên trong việc nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ.

Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản

Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Nhật Thành, Giám đốc Trung tâm kiểm định thực vật sau nhập khẩu I, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho rằng việc quản lý, duy trì và cấp mã số vùng trồng thể hiện sự quản lý minh bạch, rõ ràng đối với vùng trồng, đáp ứng các điều kiện bắt buộc tuân thủ trong thỏa thuận hợp tác kí kết giữa hai cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia về chương trình làm việc/nghị định thư xuất khẩu quả tươi từ Việt Nam sang nước nhập khẩu tương ứng có yêu cầu. Đồng thời truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý được những loài dịch hại là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu theo yêu cầu nhập khẩu của các nước; kiểm soát được việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản xuất khẩu.

ông Lê Nhật Thành chia sẻ tại hội thảo

ông Lê Nhật Thành chia sẻ tại hội thảo

Thông qua việc truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam vào thị trường có giá trị cao để việc đàm phán mở cửa hàng nông sản vào các thị trường khác được thuận lợi. Từ đó, các cơ quan khác tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam được thuận lợi.

Giới thiệu truy xuất nguồn gốc về các ứng dụng số hỗ trợ lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, bà Nguyễn Thị Minh Thuý, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng CNTT xúc tiến thương mại, Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã giới thiệu về Hệ thống Truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại iTrace247 do Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với tổ chức JIZ của Đức thiết kế.

Bà Nguyễn Thị Minh Thuý phát biểu chia sẻ

Bà Nguyễn Thị Minh Thuý phát biểu chia sẻ

Bà Nguyễn Thị Minh Thuý cho biết thời gian vừa qua, ứng dụng này đã triển khai thí điểm thành công cho nhiều sản phẩm của Việt Nam. Điển hình như mận Yên Châu, xoài Yên Châu (Sơn La); nhãn Hưng Yên, vải Lục Ngạn (Bắc Giang); vải Thanh Hà và su hảo, bắp cải, cà rốt ở Hải Dương.

Liên quan đến Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số DECOBIZ, bà Nguyễn Thị Minh Thuý cho biết DECOBIZ là kết cấu hạ tầng mềm trong thương mại do Chính phủ đầu tư, phát triển, gồm các nền tảng cơ bản dùng chung cho nền kinh tế, như Hội chợ, triển lãm số, Kết nối giao thương thông minh cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại, tư vấn-huấn luyện trực tuyến, vv…Trong Hệ sinh thái này, bao gồm Hệ thống quản trị thông tin điều hành xúc tiến thương mại, Nền tảng Hội chợ, Triển lãm số, Định danh điện tử/Truy xuất, Nền tảng kết nối kinh doanh, Thông tin khuyến mại, Tư vấn – huấn luyện chuyên ngành xúc tiến thương mại, Logistics và các nền tảng khác.

Để đảm bảo kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc Quốc gia – số hóa chuỗi giá trị nông sản Việt, ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa họa và Công nghệ) cho biết hiện nay, dữ liệu truy xuất nguồn gốc còn phân tách do chưa kết nối, chia sẻ giữa các bộ ngành, địa phương và các đơn vị cung cấp giải pháp. Thông tin truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng “các nguyên tắc truy xuất nguồn gốc” như: Không đủ các bên tham gia chuỗi cung ứng, thông tin không chính xác.... Ngoài ra, người dùng có thể phải cài đặt cùng lúc nhiều phần mềm do đơn vị cung cấp giải pháp chỉ cho phép dùng phần mềm nội bộ truy cập được thông tin.

ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ tại chương trình

ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ tại chương trình

Thời gian tới, để đảm bảo kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc Quốc gia, ông Bùi Bá Chính cho rằng cần hoàn thiện cơ bản hệ thống các văn bản quy phạm, pháp luật về Truy xuất nguồn gốc; Kết nối Hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia; Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy truy xuất nguồn gốc, thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau; Cung cấp công cụ hỗ trợ doanh nghiệp số hóa chuỗi giá trị. Tối ưu trải nghiệm với từng đối tượng người dùng

Dịp này, Ban tổ chức cũng triển khai ra triển lãm số về các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của hơn 40 đơn vị tại Việt Nam tại nền tảng Techfest24/7.

Đọc thêm