Yên Bái thu hút nhà đầu tư nhờ đẩy mạnh hạ tầng giai đoạn 2021 - 2026

(PLVN) - Thay đổi phương thức tiếp cận phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch, đồng thời quyết liệt hơn trong việc thúc đẩy đầu tư, phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, Yên Bái hiện đang đón đầu các nhà đầu tư lớn trên thị trường, tập trung vào các lĩnh vực khu công nghiệp, du lịch – dịch vụ. 

Điều đó thể hiện rõ nét qua chỉ số kinh tế và năng lực cạnh tranh trên toàn tỉnh - top đầu trong nhóm có mức tăng trưởng cạnh tranh khá trên cả nước (33/63 tỉnh thành), tương đương Vĩnh Phúc, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương

Hàng loạt “ông lớn” đầu tư trọng điểm phát triển du lịch – dịch vụ tại Lục Yên, Yên Bình (Yên Bái)

Bảng xếp hạng PCI 2020 là thành quả của quá trình phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020, tiền đề để Yên Bái tiếp tục thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2026 

Với vị trí chiến lược trong chuỗi kinh tế liên tuyến kết nối giữa Tây Bắc & Đông Bắc Bộ; Yên Bái đã khẳng định vị trí cầu nối giao thương và phát triển kinh tế thương mại của toàn vùng. Bên cạnh đó, sự đôn đốc, ủng hộ của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khảo sát phát triển du lịch, kinh tế, khu công nghiệp tại các địa phương trong toàn tỉnh – tập trung dọc tuyến cao tốc Hà Giang – Yên Bái, kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi qua địa bàn huyện Lục Yên.

Trong năm 2020, hàng loạt các “ông lớn” trong lĩnh vực du lịch – khu công nghiệp – bất động sản đã triển khai đầu tư, phát triển tại địa bàn Lục Yên cũng như các huyện lân cận như: Dự án đầu tư Công viên văn hóa, thể thao du lịch và phụ trợ hồ Thác Bà của Tập đoàn Alphanam với tổng diện tích 2.594,42 ha, tổng mức đầu tư 4.980 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái thể thao, vui chơi, giải trí hồ Thác Bà của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển thương nghiệp trên diện tích 37,2 ha với tổng mức đầu tư 285 tỷ đồng.

 Tiềm năng về suối khoáng nóng với nhiệt độ 50 độ C có tại Trạm Tấu, Lục Yên sẽ mở ra cơ hội phát triển chuỗi du lịch Osen theo phong cách Nhật Bản cho Yên Bái.

Đặc biệt, trong năm 2020 tập đoàn Sungroup đã tiến hành khảo sát, xây dựng phương án đầu tư khu du lịch dịch vụ tại địa bàn Lục Yên, Yên Bình, Trạm Tấu để phát triển du lịch nghỉ dưỡng đi kèm với suối khoáng nóng – đây được xác định trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế - du lịch của Yên Bái dựa theo mô hình chuỗi khoáng nóng Osen đã được triển khai thành công tại Sun Osen Quang Hạnh (Quảng Ninh).

Không chỉ phát triển du lịch, hàng loạt chuỗi trung tâm thương mại của Vingroup với chuỗi Vincom Plaza; Euro Holdings với chuỗi Mê Linh Palaza Yên Bái…  đã trở thành tâm điểm giúp Yên Bái thu hút hàng loạt “ông lớn”  đầu tư vào các huyện thị, đặc biệt là huyện Lục Yên.

 Mê Linh Palaza Yên Bái - Một trong những chuỗi phát triển đô thị và trung tâm thương mại thu hút đầu tư của Yên Bái

Những cảnh đẹp trọng điểm phát triển kinh tế du lịch – dịch vụ của Yên Bái

Với mũi nhọn phát triển kinh tế trọng điểm tập trung cho tuyến cao tốc đi qua, huyện Lục Yên thừa hưởng nhiều tiềm năng không chỉ phát triển kinh tế thương mại mà mở ra cơ hội phát triển du lịch – dịch vụ với tiêu chuẩn 5 sao, trở thành đầu tàu thu hút dòng vốn đầu tư cho toàn tỉnh. Có thể điểm qua hàng loạt thắng cảnh tại vùng đất đươc mệnh danh Kinh đô đá quý của Việt Nam với phiên chợ đá quý Lục Yên thu hút hàng tỷ đô phát triển khai khoáng, đá quý từ các nước Ấn Độ, Ý:

 Suối Nậm Chắn – Một trong tứ suối kỳ vĩ và đẹp nhất vùng Tây Bắc, mở ra tiềm năng khai thác du lịch sinh thái và hệ thống Osen khoáng nóng.
 Động Cảm Dương (huyện Lục Yên) được đánh giá là hang động đẹp nhất Yên Bái, xếp hạng trong nhóm 10 hang động đẹp nhất Việt Nam. Đây là một trong những khu vực được các tập đoàn thế mạnh về phát triển du lịch như Sungroup tìm hiểu để phát triển.

Với tiềm năng cảnh quan đi kèm với phát triển trọng điểm về chuỗi công nghiệp phụ trợ và phát triển du lịch sẽ tạo đà cho Yên Bái tăng bứt phá giai đoạn 2021-2026.

Đọc thêm