Theo đó, 23 sản phẩm của 15 chủ thể đang sản xuất, chế biến tại các địa phương được đưa ra để Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng, Cụ thể gồm: Thanh Nhãn Bạc Liêu; Tổ yến sấy khô của cơ sở nuôi và chế biến yến sào Yến Ngọc và cơ sở Minh Quang; Bắp nếp của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và tưới tiêu Quyết Thắng; Mắn tôm thẻ của cơ sở Cô Út; Mắn cá lóc của Cơ sở Út Sinh; Khô tôm thẻ ép gia vị và khô tôm sú úp gia vị của Hợp tác xã Thiên Phú; Khô thẻ ép của cơ sở Kim Cúc; Tôm sú hấp thành phẩm của Công ty thủy sản Tùng Loan; Chả gân của Cơ sở sản xuất chả lụa Nam Á; Khô cá phi lê của cơ sở Quyết Đình; Hủ tiếu khô của Cơ sở sản xuất hủ tiếu Ba Cát; Các sản phẩm Tôm khô đất nguyên vỏ, khô tôm thẻ ép, khô cá phi của sở Liên Kiểu; Các sản phẩm muối của Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu,...
|
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều phát biểu Chỉ đạo tại Hội nghị. |
Sau khi nghe đại diện các chủ thể trình bày về những vấn đề liên quan đến sản phẩm như: nguồn nguyên liệu; Giá trị gia tăng; Năng lực sản xuất để phân phối; Liên kết chuỗi trong sản xuất; Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất; Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện, bền vững trong sản xuất… các thành viên Hội đồng đã xem xét và đánh giá cụ thể từng tiêu chí sản phẩm. Dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn đã quy định từng thành viên hội đồng đã tiến hành chấm điểm cho từng sản phẩm…
Theo Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu, các sản phẩm OCOP đủ số điểm theo quy định, sẽ được tỉnh xếp hạng và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Đồng thời, sẽ được Hội đồng cấp tỉnh gửi về Trung ương để tiếp tục đánh giá, công nhận, sau đó sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP...
|
|
Thành viên Hội đồng kiểm tra, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh. |
Phát biểu Chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh cần tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tổ chức trưng bày các sản phẩm ở một số tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, nhằm tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng của Bạc Liêu. Đồng thời, gắn sản phẩm OCOP với phát triển du lịch, quảng bá sản phẩm OCOP đặt trưng đến với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, không riêng gì sản phẩm OCOP, mà các sản phẩm đặc thù của tỉnh, các cơ quan chức năng trong tỉnh cần phải quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở sản xuất mở rộng diện tích sản xuất và hỗ trợ định hướng phát triển sản phẩm. Nhằm hướng đến đưa sản phẩm đạt 4 hoặc 5 sao trong thời gian tới.