Bạc Liêu quyết liệt phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Với sự quyết tâm, nỗ lực, đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương đã tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát kịp thời, hiệu quả, góp phần thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa quyết liệt phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi phát triển kinh tế -xã hội” - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều nhấn mạnh.

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” - Thực hiện 05 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều, cho biết: “Trong năm 2021 chịu nhiều tác động từ dịch COVID-19, song vẫn duy trì phát triển, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ. Các dự án phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được quan tâm đầu tư, đặc biệt trong năm có 07 dự án điện gió được hoàn thành đưa vào hoạt động, nâng tổng số nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh lên 08 dự án, với tổng công suất 469,2 MW. Dự án điện khí LNG đang được khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các công việc giai đoạn phát triển dự án, từng bước góp phần xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước.

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều.

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều.

Đồng thời, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác 414,4 ngàn tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng 8,84% so cùng kỳ (trong đó, riêng tôm 212,8 ngàn tấn, tăng 22,12% so cùng kỳ - đây là mức tăng sản lượng rất đáng ghi nhận, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu sụt giảm so ảnh hưởng COVID-19). Sản lượng lúa ước 1,222 triệu tấn, đạt 105,83% kế hoạch, tăng 4,37% so cùng kỳ.

Song song đó, công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt và đạt kết quả nổi bật; đến nay có 16 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, 02 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Phước Long và thành phố Bạc Liêu đã được Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đồng thời đang trình hồ sơ thẩm định, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đối với thị xã Giá Rai và huyện Vĩnh Lợi”.

Linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều, để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19 năm 2022, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, tập trung các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung thực hiện có hiệu quả 05 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định”.

Xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước.

Xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước.

“Tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”: Vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Song song đó phải chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thúc đẩy sản xuất kinh doanh” - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đề nghị.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Từng bước xây dựng, phát triển Bạc Liêu trở thành trung tâm sản xuất tôm giống có quy mô lớn, chất lượng cao, có uy tín ở khu vực ĐBSCL và cả nước. Tiếp tục phát triển kinh tế biển; nâng cao hiệu quả nghề khai thác thủy hải sản gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm chất lượng cao, có uy tín ở khu vực ĐBSCL và cả nước.

Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm chất lượng cao, có uy tín ở khu vực ĐBSCL và cả nước.

Phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa; nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới;l xây dựng thành phố Bạc Liêu trở thành đô thị loại I, thị xã Giá Rai trở thành thành phố, huyện Hòa Bình đạt đô thị loại IV vào năm 2025, đẩy nhanh công tác lập, công nhận một số đô thị loại V nhằm đạt tốc độ đô thị hóa.

Phát triển ngành du lịch - Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI)

Tiếp tục đầu tư hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; xây dựng khu du lịch Vườn Nhãn trở thành khu du lịch cộng đồng trọng điểm gắn với Chương trình OCOP với nhiều dịch vụ phong phú. Tăng cường kết nối du lịch Bạc Liêu với các trung tâm du lịch tại các tỉnh thành nhằm tạo thương hiệu và khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Năm 2022 (GRDP) đạt 9 - 10%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 65,72 triệu đồng/người/năm.

Năm 2022 (GRDP) đạt 9 - 10%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 65,72 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, đẩy mạnh các giải pháp để nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh. Tiếp tục cải cách hành chính, tư pháp. Tăng cường các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại của công dân.

Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn tỉnh.

Năm 2021, tăng trưởng kinh tế khá với 5,05% (theo số liệu mới nhất của Tổng Cục thống kê công bố lần 02). Tuy mức tăng này thấp hơn Nghị quyết năm 2021 đề ra (là 9-10%); song nếu so trong vùng ĐBSCL thì tỉnh ta xếp thứ 1/13, so với cả nước thì xếp thứ 30/63 và cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung cả nước (cả nước tăng trưởng khoảng 2,9%).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng: Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41,78%, công nghiệp - xây dựng chiếm 20,53% và dịch vụ chiếm 32,68% trong GRDP. GRDP bình quân đầu người ước đạt 58,67 triệu đồng/người/năm.

Năm 2022 (GRDP) đạt 9 - 10%/năm; Cơ cấu GRDP theo ngành kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 39,69% ; Công nghiệp và xây dựng 21,34%; Dịch vụ 34,21%; Riêng thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm 4,76%; GRDP bình quân đầu người đạt: 65,72 triệu đồng/người/năm,…

Đọc thêm