Bạc Liêu yêu cầu người dân hạn chế ra đường sau 21 giờ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngày 10/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ký ban hành văn bản hạn chế người dân ra đường từ 21 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau. 

Công văn nêu rõ, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố… “Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh”.Thời gian áp dụng, bắt đầu từ ngày 10/11, cho đến khi tình hình dịch cơ bản ổn định.

UBND tỉnh cũng yêu cầu mọi người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K; không vì đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mà lơ là, chủ quan; Hạn chế tối đa việc ra đường khi không cần thiết, nhất là việc ra đường từ 21 giờ đêm hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Đồng thời, chấp hành tốt các yêu cầu, quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, nhất là việc tham gia lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 khi có yêu cầu.

Người dân Bạc Liêu hạn chế tối đa việc ra đường sau 21 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau.

Người dân Bạc Liêu hạn chế tối đa việc ra đường sau 21 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau.

“Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đảm bảo cao nhất công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là phải có kế hoạch an toàn COVID được duyệt và phải thực hiện đúng theo kế hoạch được duyệt; Thực hiện nghiêm việc tự tổ chức xét nghiệm tầm soát COVID-19 cho người lao động theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng. Đặc biệt, các hàng quán, nhất là các quán giải khát, quán ăn uống, cơ sở kinh doanh phục vụ tại chỗ thức uống có cồn không được kinh doanh sau 21 giờ hàng đêm”

Công văn cũng yêu cầu Lực lượng Công an, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương thường xuyên, liên tục kiểm tra việc thực hiện các nội dung nêu trên để kịp thời phát hiện, xử lý thật nghiêm theo đúng quy định đối với mọi hành vi vi phạm. Ngoài ra, Sở Y tế phối hợp với UBND cấp huyện, tiếp tục tăng cường năng lực thu dung, chăm sóc, điều trị FO, nhất là kế hoạch đảm bảo đáp ứng về giường ICU. Đồng thời liên hệ, đề nghị các địa phương, đơn vị bạn hỗ trợ các ê kíp điều trị các ca F0 và kiến nghị Bộ Y tế sớm cung cấp đủ cơ số thuốc kháng vi rút trong điều trị COVID-19. Đồng thời, khẩn trương xây dựng hệ thống cung cấp ô xy hóa lỏng, khí nén tại các cơ sở y tế cấp huyện; trước mắt triển khai xây dựng khẩn cấp tại thị xã Giá Rai và huyện Phước Long; Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, nhất là khẩn trương triển khai 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn đảm bảo cung cấp ô xy y tế; Tổ chức tiêm chủng nhanh, kịp thời, hiệu quả và đúng thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ Y tế: Tiêm vaccine bao phủ mũi 1 đối với 100% dân số trên 18 tuổi, tiêm vaccine bao phủ mũi 2 cho người trên 65 tuổi, tiêm vaccine mũi 2 cho người trên 50 tuổi, tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên…

Về phía Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan: Tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm chính sách hỗ trợ người dân, an sinh xã hội, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng theo quy định, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh; Triển khai ngay các biện pháp linh hoạt, phù hợp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động quay trở lại làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các địa phương khác có nhu cầu lao động; trong đó cần triển khai các hình thức như “Chuyến xe 0 đồng”, kết nối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố bạn đưa phương tiện đến đón người lao động, hỗ trợ một số tiền ban đầu cho người lao động khi quay trở lại làm việc và nhất là phải đảm bảo cho tất cả người lao động được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 trước khi rời khỏi địa bàn để đi lao động trở lại.

Đọc thêm