Cần làm gì khi không uống rượu bia, thổi nồng độ cồn vẫn lên?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Văn Điệp (Hà Nội) hỏi: Công việc tôi đang làm là trong môi trường thí nghiệm nên tiếp xúc với cồn công nghiệp nhiều để khử trùng. Tôi lo lắng, khi bị CSGT dừng phương tiện của mình lại để cho thổi đo nồng độ cồn. Trong trường hợp, khi tham gia giao thông tôi không uống rượu bia, nhưng thổi vẫn lên nồng độ cồn thì cần phải làm gì để chứng minh mình không vi phạm về nồng độ cồn?
Cần làm gì khi không uống rượu bia, thổi nồng độ cồn vẫn lên?

Luật sư Trần Thị Loan (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA có quy định về điều kiện của cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi đủ các điều kiện là có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu.

Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm. Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu.

Sau khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu tại các cơ sở ý tế đủ điều kiện nêu trên, nếu kết quả xét nghiệm trong máu không có nồng độ cồn thì người tham gia giao thông sẽ không bị lập biên bản vi phạm.

Theo như bạn trình bày, trong trường hợp bạn không uống rượu bia nhưng kết quả vẫn báo là vi phạm nồng độ cồn. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa đi xét nghiệm máu ở tại cơ sở y tế gần nhất để có kết quả chính xác.

Đọc thêm