Hội nghị diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức, an ninh biển nổi lên như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khai thác tài nguyên biển thiếu bền vững, ô nhiễm biển do các hoạt động của con người, đặc biệt là rác thải nhựa là vấn đề cấp thiết hiện nay. Tham dự Hội thảo có hơn 80 quan chức, chuyên gia, học giả về quản lý biển đến từ hơn 20 quốc gia thành viên ARF.
Mục tiêu chính của Hội thảo là tạo ra diễn đàn để các chuyên gia, học giả và quan chức các thành viên ARF trao đổi về các phương thức để áp dụng hiệu quả các văn kiện quốc tế về biển; đặc biệt là Công ước Luật Biển để giải quyết các thách thức trong quản lý biển hiện nay, góp phần nâng cao nhận thức về các thách thức an ninh biển đang nổi lên, chia sẻ nhận thức, kinh nghiệm và thực tiễn tốt liên quan đến thực thi Luật Biển và nhằm xác định những cơ hội hợp tác giữa các thành viên ARF.
Phát biểu khai mạc, ông Justin Whyatt, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Luật Biển với tư cách là khung pháp lý toàn diện điều chỉnh các quyền và lợi ích hợp pháp của các các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, quốc gia không có biển, trong việc sử dụng biển và đại dương, khai thác và bảo tồn tài nguyên biển và tăng cường hợp tác biển giữa các quốc gia.