Hàng trăm nhà dân bị tốc mái, lo ngập lũ trở lại ở Quảng Bình

(PLVN) - Gần trưa 15/11, dù đổ bộ vào đất liền tỉnh Quảng Bình với sức gió chỉ cấp 7 – 8 và không gây thiệt hại lớn như lo ngại nhưng mưa lớn trên diện rộng do hoàn lưu bão có nguy cơ gây ngập lụt trở lại.

Nhà dân ở xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bị tốc mái.
Nhà dân ở xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bị tốc mái.

Từ rạng sáng 15/11 đến chiều tối cùng ngày, mưa nặng hạt kèm gió lớn đã kéo dài trên diện rộng tại Quảng Bình. Tại 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, nước lũ lên và có dấu hiệu dâng cao.

Bão gây ra sạt lở ở bờ biển xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Bão gây ra sạt lở ở bờ biển xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Trước đó, để đề phòng bão duy trì cường độ mạnh khi đổ bộ vào Quảng Bình, tỉnh này đã có công điện khẩn yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục sơ tán người tại các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực thấp trũng ngập lụt sâu; yêu cầu người dân và các phương tiện không đi vào vùng nguy hiểm nên việc phòng chống bão số 13 được thực hiện khá chủ động.

Ghi nhận của phóng viên tại một số địa bàn của tỉnh Quảng Bình như các huyện Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch, TP Đồng Hới và thị xã Ba Đồn có rất nhiều nhà dân bị tốc mái, nhiều đoạn kè bờ biển bị sạt lở, nhiều tàu thuyền của ngư dân bị bão đánh chìm.

Sóng gió đánh chìm tàu cá của ngư dân xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Sóng gió đánh chìm tàu cá của ngư dân xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

 
 
Nhiều nhà dân tại huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bị tốc mái.
Nhiều nhà dân tại huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bị tốc mái.

Thống kê của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Bình vào chiều tối 15/11, bão Vamco đã làm 8 người bị thương khá nặng khi gia cố nhà cửa chống bão; hơn 250 nhà dân bị tốc mái và một số tàu thuyền ngư dân bị chìm. Riêng đoạn kè biển ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch bị sạt lở khá nghiêm trọng khoảng 40m.

Bão cũng khiến 10.269 khách hàng ở 10 xã của 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy bị mất điệm. Công ty Điện lực Quảng Bình đang tăng cường lực lượng, khẩn trương khắc phục để cấp điện lại cho dân.

Cây xanh bật gốc tại TP Đồng Hới (Quảng Bình).
 Cây xanh bật gốc tại TP Đồng Hới (Quảng Bình).
Nhà dân tại phường Đồng Phú, TP Đồng Hới (Quảng Bình) bị bão giật sập ban công tầng 2.

Nhà dân tại phường Đồng Phú, TP Đồng Hới (Quảng Bình) bị bão giật sập ban công tầng 2.

Khi bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào chiều 15/11, lực lượng Bộ đội Biên phỏng tỉnh Quảng Bình đã điều động lực lượng đến các địa phương có thiệt hại như huyện Lệ Thủy, huyện Bố Trạch và 1 số địa bàn khác trên tuyến biên giới giúp dân sửa chữa lại nhà cửa, dọn dẹp cây cối gãy đổ.

Theo ông Trần Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cơ bản gió bão đã không gây ảnh hưởng lớn đến địa bàn tỉnh này. Nhưng nếu mưa to kéo dài sẽ gây ra nguy cơ ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là sạt lở đất ở vùng miền núi, trung du là rất cao.

Lực lượng BĐBP Quảng Bình khẩn trương giúp dân dọn dẹp cây cối gãy đổ sau bão.
 Lực lượng BĐBP Quảng Bình khẩn trương giúp dân dọn dẹp cây cối gãy đổ sau bão.
Công nhân môi trường đô thị đi thu gom rác ngay sau khi bão tan tại phường Nam Lý, TP Đồng Hới (Quảng Bình).
 Công nhân môi trường đô thị đi thu gom rác ngay sau khi bão tan tại phường Nam Lý, TP Đồng Hới (Quảng Bình).

Đến chiều tối 15/11, cơ bản cuộc sống người dân ở các địa bàn của tỉnh Quảng Bình đã trở lại như bình thường.

Đọc thêm