Huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức lễ kỷ niệm tưởng nhớ 50 năm chiến thắng điểm cao

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cách đây vừa tròn 50 năm, tại các điểm cao 1015 và 1049, từng diễn ra các trận chiến khốc liệt. Chiến thắng tại nơi đây ngày mang 1 ý nghĩa rất to lớn, mở màn cho Chiến dịch Xuân - Hè 1972 lịch sử.
Huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức lễ kỷ niệm tưởng nhớ 50 năm chiến thắng điểm cao
Tiết mục văn nghệ chào đón, lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng điểm cao 1015 và 1049.

Tiết mục văn nghệ chào đón, lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng điểm cao 1015 và 1049.

Chiều ngày 20/04, tại hội trường 19/5 (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum), huyện Sa thầy tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điểm cao 1015 - Điểm cao 1049. Đồng thời, đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Sa Thầy cùng các tướng lĩnh, sĩ quan, Anh hùng Lực lượng vũ trang; các thế hệ chiến binh Đại đoàn Đồng Bằng- Sư đoàn 320 và thân nhân các anh hùng, liệt sỹ. Trong đó, buổi lễ diễn ra nhằm tưởng nhớ các bậc lãnh đạo tiền bối, các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ, đồng chí, đồng bào đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, hiến dâng đời mình cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm phát biểu tại buổi lễ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, gửi lời tri ân sâu sắc đến toàn thế các thế hệ trước, để có chiến thắng này, hàng trăm cán bộ, chiến sỹ của ta cũng đã anh dũng hy sinh nằm lại; gần nửa thế kỷ đã qua đi, đã nhiều thay đổi nhưng hình ảnh người chiến sĩ giải phóng với tiếng hô xung trận, khí phách kiên cường, làm bạt vía kinh hồn quân thù vẫn còn đó. Sự hy sinh của các anh là khúc tráng ca bất tử, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Đây cũng là sự kiện, có ý nghĩa lớn lao đối với địa phương nhằm ghi lại những chiến công oanh liệt, vẻ vang của các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, nâng cao lòng tự hào dân tộc cho cán bộ, nhân dân các dân tộc và các thế hệ trẻ; đồng thời, hình thành điểm du lịch và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Quốc phòng – An Ninh tại địa phương”.

Di tích lịch sử Điểm cao 1015 (còn gọi là đồi Sạc Ly - Charlie) thuộc địa phận của xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) và xã Pô Cô (huyện Đăk Tô), trên dãy núi Ngok Bờ Biêng ở phía Tây của sông Pô Cô, có độ cao trên 1.277m. Di tích lịch sử Điểm cao 1049 (còn gọi là căn cứ Delta), nằm trên dãy núi Ngok Rinh Rua, thuộc địa bàn xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy), ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển. Di tích nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp với sông Pô Cô, phía Tây giáp với đường 14, phía Nam giáp với sông Pô Cô và Sê San, phía Bắc giáp với đường 14C (huyện Ngọc Hồi).

Chiến thắng Điểm cao 1015 – 1049 đã đập tan hoàn toàn hệ thống cứ điểm của địch ở bờ Tây sông Pô Kô, phá vỡ thế trận phòng ngự của địch ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Sau khi giành chiến thắng ở hai điểm cao 1015 và 1049, các lực lượng của Sư đoàn 320 cùng các lực lượng khác tấn công “mắt xích” cuối cùng là cứ điểm E42 Đăk Tô – Tân Cảnh. Đến 24/4/1972, Đăk Tô – Tân Cảnh được giải phóng.

Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 tặng Kỷ niệm chương cho 21 lãnh đạo, lãnh đạo huyện Sa Thầy và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 tặng Kỷ niệm chương cho 21 lãnh đạo, lãnh đạo huyện Sa Thầy và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến nhớ lại, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch Lam Sơn ở đường 9 – Nam Lào năm 1971, các đơn vị của Sư đoàn 320 về dừng chân tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để củng cố, huấn luyện và chờ nhiệm vụ mới. Sau khi nhận nhiệm vụ cho Chiến dịch Bắc Tây Nguyên, tháng 12/1971, đồng loạt ba Trung đoàn 64, 48, 52 của Sư đoàn 320 hành quân vào Tây Nguyên. Trong đó, Trung tướng Khuất Duy Tiến, khi đó là Trung tá, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 trực tiếp tấn công điểm cao 1015.

“Sư đoàn 320 khi tiến vào Tây Nguyên năm 1972 có 10.350 quân bộ binh và một Trung đoàn pháo binh gồm các lực lượng và các Tiểu đoàn trực thuộc, Trung đoàn của tôi là Trung đoàn 64 có 2.400 quân. Trước đó, ở Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, Trung đoàn 64 chúng tôi đã diệt hai Tiểu đoàn bộ binh của quân dù là Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 3, ngoài ra còn có Tiểu đoàn pháo của của quân dù và diệt toàn bộ cơ quan tham mưu của Lữ dù 3, bắt sống Đại tá Nguyễn Văn Thọ của địch. Vì vậy, khi tình báo địch phát hiện Sư đoàn 320 vào Tây Nguyên đã điều lực lượng dự bị chiến lược ra tăng cường, là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất của quân lực Việt Nam cộng hòa. Đồng thời, chúng cho máy bay rải truyền đơn với nội dung sẽ nghiền nát Sư đoàn 320”, Trung tướng Khuất Duy Tiến kể thêm.

Cũng trong dịp này, Ban Liên lạc truyền thống Sư đoàn 320, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng đã trao tặng huyện Sa Thầy 30.664 cuốn sách bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên và học sinh, trị giá 732 triệu đồng.

Đọc thêm