Nghề đi thụt lùi
Khoảng 6h sáng, nước trên sông Trường Giang, đoạn chảy qua huyện Thăng Bình (Quảng Nam) đang dần rút xuống. Đây là thời khắc thích hợp để người dân ở xã Bình Nam bắt đầu một ngày mò nghêu nước lợ (con sìa).
Con sìa nhìn bề ngoài không bắt mắt, vỏ cứng và dày, thịt hơi dai nhưng lại là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là vị thuốc quý và được nhiều người ví von là “vàng đen” trong bùn đất.
Đang cầm xô tiếng về phía dòng nước đang cạn, ông Trần Văn Tư (45 tuổi, trú huyện Thăng Bình) trò chuyện với chúng tôi, ông nói: “Thời điểm này đang vào mùa sìa, nên chịu khó lội sâu vào những bãi bùn lớn, nước cạn là có thể bắt được khá nhiều sìa”.
Đây là thời điểm đầu mùa nên người dân khá háo hức đi mò sìa. |
Nghề mò sìa không diễn ra thường xuyên, mà chỉ có thể làm vào mùa nắng và phải đợi thủy triều xuống, nước cạn lúc ấy mới mò được, nhưng không phải cứ mò là sìa nổi lên mà lâu lâu mới được một con. Nếu trúng, thì chỉ cần vài tiếng là được cả tạ sìa, giúp cải thiện bữa cơm gia đình, hoặc bán được vài trăm.
Còn ông Trịnh Quang Dũng (40 tuổi, trú xã Bình Nam) cho biết, sìa sông thuộc họ nghêu, sò, chúng di chuyển chậm, mỗi khi có tiếng động là chui xuống bùn để trốn, nên bắt được sìa tương đối dễ dàng.
Con sìa nhìn bề ngoài không bắt mắt, vỏ cứng và dày, thịt hơi dai nhưng lại là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. |
“Muốn biết được sìa đang nằm ở đâu, thì người bắt phải đi thụt lùi, rồi dùng chân sục dưới lớp bùn. Khi cảm nhận được con sìa đụng vào chân thì chỉ cần thò tay mò là bắt được ngay”, ông Dũng nói.
“Liều thì ăn nhiều”
Cũng thu hoạch được kha khá sìa, bà Nguyễn Thị Lệ (60 tuổi) chia sẻ, nghề này tuy nhẹ nhàng nhưng phải chịu khó và nhẫn nại. Khom người nhiều nên rất mỏi lưng, người mò sìa còn phải đi chân đất nên chuyện dẫm phải mảnh chai, mảnh sìa là không thể tránh khỏi.
Đưa tay về phía cậu thanh niên đang ngụp lặn ở phía ngoài xa, bà Lệ nói: “Liều thì ăn nhiều” ai ngụp lặn giỏi thì ra chỗ nước sâu để mò được sìa to. Ngày hôm nay tôi mò cũng đưọc một tạ sìa, tôi để nửa lại ăn còn lại bán với giá 10.000 đồng/kg”.
Sìa sau khi được mò về bám rất nhiều bùn đất, nên phải rửa qua nhiều lần với nước để làm sạch vỏ và giúp sìa đẹp mắt hơn.
Nghề mò sìa không diễn ra thường xuyên, mà chỉ có thể làm vào mùa nắng và phải đợi thủy triều xuống, nước cạn. |
Theo chia sẻ của một số tiểu thương, sìa muốn bán được trước tiên phải còn sống, đồng thời chọn con có vỏ nhẵn, hơi phồng lên, đó chính là dấu hiệu của những con nhiều ruột, chắc thịt nên được người mua ưa chuộng.
Tuy công việc cào sò mang lại nguồn thu nhập không đáng kể lại vất vả lội bùn từ chiều cho đến tận đêm khuya nhưng với người dân sống ven đầm thì nguồn thu nhập ít ỏi này chính là lộc biển, lộc trời mang đến cho họ nguồn sinh sống nuôi dưỡng gia đình mà họ phải trân quý, bảo vệ, gìn giữ.
Bởi lẽ, với người nông dân, cái gì mình làm ra mà không trân quý, không là vàng ròng. Thứ vàng trong bùn của sông Trường Giang đã làm say lòng khách bởi dư vị lắng đọng của tình người, hồn quê và khát vọng mênh mông sông biển…