Theo đó, trong 87 vụ phá rừng xảy ra trên toàn tỉnh Lâm Đồng có 67 vụ đã xác định đối tượng vi phạm, chiếm 77% và 20 vụ chưa xác định đối tượng vi phạm chiếm 23%. Trong số này có 10 vụ vi phạm phức tạp, nổi cộm tăng 1 vụ so với cùng kì năm 2021.
So sánh với cùng kỳ năm 2021, số vụ vi phạm giảm 106 vụ (tương ứng giảm 55%); diện tích thiệt hại do phá rừng tăng 0,57 ha (tương ứng tăng 05%), lâm sản thiệt hại giảm 718 m3 (tương ứng giảm 63%).
UBND tỉnh Lâm Đồng đã xử lý hành chính 57 vụ, xử lý hình sự 07 vụ, tịch thu 96,5 m3 gỗ tròn/xẻ các loại, thu nộp ngân sách hơn 876 triệu đồng. Đồng thời xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Trong thời gian qua tỉnh Lâm Đồng đã xác định được một số điểm nóng về vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn các huyện/thành phố như: Lạc Dương, Đam Rông, Đức Trọng, Bảo Lâm, Bảo Lộc,…
Để tăng cường hiểu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương, cơ quan chức năng liên quan khẩn trương điều tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ để kịp thời xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp; đặc biệt là các vụ vi phạm nổi cộm hoặc gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng.
Chỉ đạo kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm,...
Qua đó, năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022 đã tiến hành xử 11 lý kỷ luật đối với 45 trường hợp do thiếu trách nhiệm để xảy ra phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật.
Trước đó, theo thống kê của Sở NN&PTNT Lâm Đồng, năm 2021 trên địa bàn tỉnh xảy ra 490 vụ vi phạm về rừng, trong đó 322/490 vụ đã xác định đối tượng vi phạm chiếm 66% và 168/490 vụ chưa xác định đối tượng vi phạm chiếm 34%. Diện tích thiệt hại do phá rừng 36,05 ha; khối lượng lâm sản thiệt hại (04 hành vi) 2.000 m3.
UBND tỉnh đã xử lý hành chính 413 vụ, chuyển xử lý hình sự 36 vụ, tịch thu 937,8 m3 gỗ tròn/xẻ các loại; thu nộp ngân sách hơn 6,149 tỷ đồng.