Trước đó TP HCM cũng đã đưa ra dự định sẽ đầu tư 1.000 tỷ đồng để lát vỉa hè trên nhiều tuyến phố trung tâm bằng chất liệu đá granite. Khi chủ trương của hai TP lớn nhất nước về việc quy hoạc lát đá trên vỉa hè vừa được đưa ra thì cũng đồng nghĩa nhận được từ dư luận rất nhiều ý kiến trái chiều phản đối vì lo ngại ngân sách eo hẹp khi còn rất nhiều việc phải làm trước mắt như giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, sự thiếu hụt các bến bãi đậu ôtô và xe máy, nhà vệ sinh công cộng...
Ngược lại, những người ủng hộ chủ trương thì đưa ra “lợi ích lâu dài” của việc lát đá vỉa hè thay vì lát vỉa hè bằng các loại vật liệu khác rẻ tiền rồi dăm, bảy năm lại phải thay mới làm lại vì hư hại, hỏng hóc! Học kinh nghiệm của thủ đô nhiều nước châu  thì việc lát đá trên vỉa hè ở các đô thị lớn là việc rất nên làm, nhưng trong lúc chúng ta còn nghèo thì nên làm sao hợp lý, không nên cấp tập, ồ ạt. Còn cái chuyện đá tự nhiên, đá granite mà thực tế giá thành đắt đỏ lên tới cả nửa triệu đồng/1 mét vuông thì cũng không nên đắn đo, vì như đã nói việc làm một lần, đầu tư một lần đắt đỏ mà bền chắc sạch đẹp cả trăm năm, còn hơn lát bằng gạch, bê tông giả đá... với giá thành mấy chục ngàn, một vài trăm ngàn đồng trong khi tuổi thọ của các chất liệu này chỉ được dăm, bảy năm là lại phải làm lại, thay mới, gây tốn kém, lãng phí, mất công, mất thời gian mà còn tạo hình ảnh lem nhem đô thị...
Chính vì lẽ, chủ trương dùng đá tự nhiên, đá granite có độ bền dài lâu để lát vỉa hè trên nhiều tuyến phố trung tâm ở 2 đô thị lớn nhất nước là đúng đắn, cho thấy các cấp lãnh đạo, các nhà kiến trúc quy hoạch của Hà Nội, TP HCM đã có “tầm nhìn xa” cho sự bền chắc, thông thoáng và sạch đẹp của vỉa hè đô thị... song cần có lộ trình thực hiện, tiến hành lát đá ở các tuyến phố trung tâm, chứ chưa cần thiết phải làm đồng loạt tất cả các tuyến phố như ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, cũng như các nhà quy hoạch kiến trúc... để phù hợp với điều kiện kinh tế và có thể rút kinh nghiệm đảm bảo cho việc lát đá vỉa hè được hiệu quả.