Lý Sơn bị biển xâm thực, nhiều diện tích đất nông nghiệp nằm chênh vênh bên bờ vực

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng nên huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) coi hành và tỏi là hai giống trồng chủ lực ở đây. Nhưng vài năm trở lại đây điện tích đất sản xuất đang dần bị thu hẹp do tình trạng biển xâm thực mạnh và phức tạp.
Huyện đảo Lý Sơn có diện tích tự nhiên khoảng 10km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 325ha.
Huyện đảo Lý Sơn có diện tích tự nhiên khoảng 10km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 325ha.

Lý Sơn là huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên khoảng 10km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 325ha. Những năm qua, nơi đây đã có định hướng du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn nên địa phương đã quy hoạch nhiều diện tích đất để phục vụ cho 2 ngành chủ lực này.

Theo quy hoạch mới đang trình phê duyệt, đến năm 2025 Lý Sơn sẽ giảm dần diện tích đất nông nghiệp xuống chỉ còn từ 70 – 80ha để nhường chỗ cho các dịch vụ du lịch thương mại và nhà ở.

Diện tích đất sản xuất bị thu hẹp cùng với đó, nhiều năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên đảo gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Trong đó có thể kể đến vấn đề về sạt lở khiến hàng ngàn m2 đất nông nghiệp bị cuốn ra biển.

Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng nên huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) coi hành và tỏi là hai giống trồng chủ lực ở đây.

Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng nên huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) coi hành và tỏi là hai giống trồng chủ lực ở đây.

Tình trạng sạt lở nghiêm trọng nhất xảy ra ở khu vực phía Đông Bắc đảo Lý Sơn, đoạn gần Hang Câu (thuộc địa bàn thôn Đông An Hải). Theo người dân địa phương, hiện tượng sạt lở tại đây bắt đầu diễn ra từ sau cơn bão số 9 năm 2020. Từ đó đến nay, mỗi năm lại có thêm nhiều diện tích bị biển xâm thực, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của bà con.

Đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 500m chạy dọc bờ biển, có những điểm biển xâm thực tạo thành những bờ vách cao từ 2 – 3m. Phía bên trên là những ruộng hành của người dân đang nằm sát biển, có khả năng “biến mất” bất cứ lúc nào. Cùng với đó Hang Câu một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Lý Sơn cũng đứng trước nguy cơ bị đe dọa.

Bà Đinh Thị Mến (trú thôn Đông An Hải) cho biết, khoảng 3 năm gần đây, tình trạng sạt lở xảy ra rất nghiêm trọng khiến cho nhiều người mất hết đất sản xuất. Có những năm sóng biển dâng cao kéo theo đá tràn vào các ruộng hành, tỏi của bà con.

Sau mỗi lần như thế thì người dân phải mất công dọn dẹp, xúc hết đá ra khỏi ruộng mới có thể sản xuất được. Bây giờ cứ đến mùa mưa bão, người dân khu vực này ai cũng lo lắng, sợ đất đai bị biển cuốn trôi.

Ông Huỳnh Quá (trú thôn An Hải) cho biết, trước đây đất nông nghiệp của bà con kéo dài ra tít ngoài xa. Theo thời gian bị biển lấn dần, có những nơi vào sâu đến 50m. Người dân ở đây rất mong cơ quan chức năng sớm xây dựng bờ kè biển ở đoạn này để đảm bảo an toàn sản xuất.

Ông Đặng Tấn Thành - Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, đối với điểm sạt lở ở phía Đông Bắc của đảo thì đoạn bị ảnh hưởng nhiều nhất có chiều dài khoảng 150 – 200m.

Cứ mỗi năm, sóng biển xâm thực vào bờ khoảng từ 4 – 5m, sau đó người dân lại tiếp tục đổ đất, cát ra lại nhưng lại tiếp tục bị biển xâm lấn. Trước thực tế này, huyện Lý Sơn đã xuất tỉnh xây dựng bờ kè tại khu vực đang sạt lở nói trên.

Hiện nay vẫn chưa có ý kiến của tỉnh vì ngân sách, dự án, quy hoạch mới của Lý Sơn vẫn còn nhiều vấn đề. Do đó đang tiếp tục xem xét để tiếp tục đầu tư cho huyện theo hướng bền vững. Nếu có doanh nghiệp vào đầu tư thì sẽ giảm bớt được Ngân sách nhà nước. Còn nếu không thì sẽ tiếp tục đề xuất tỉnh quan tâm đầu tư cho Lý Sơn.

Đọc thêm