Nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp, hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết luận, cải cách tư pháp phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới công tác lập pháp và cải cách hành chính để bảo đảm nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công...

Ngày 17/1, tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc gia về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cách cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Nền tư pháp đã có một bước tiến triển dài trong việc bảo vệ công lý

Dự và chủ trì Hội thảo có các ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng đề án; Phạm Minh Chính, Ủy viên BCT, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban chỉ đạo; Vương Đình Huệ, Ủy viên BCT, Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng ban chỉ đạo đề án; Phan Đình Trạc, Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính trung ương, Phó Trưởng ban thường trực ban chỉ đạo đề án; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thành viên Ban chỉ đạo...

Các ủy viên Trung ương đảng; thành viên Ban chỉ đạo xây dựng đề án; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo MTTQ VN; Bộ, ban, ngành, cơ quan tư pháp Trung ương; lãnh đạo các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế; cơ quan Trung ương đóng tại TP Đà Nẵng và hơn 30 chuyên gia nhà khoa học đầu ngành có kinh nghiệm xây dựng nhà nước, pháp luật và hoạt động tư pháp.

Hội thảo đánh giá và thảo luận các vấn đề trọng tâm về tư pháp và cải cách tư pháp.

Hội thảo đánh giá và thảo luận các vấn đề trọng tâm về tư pháp và cải cách tư pháp.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Trưởng ban chỉ đạo đề án nhấn mạnh: Đề án phải hoàn thành để trình Bộ Chính trị vào cuối tháng 7-2022, trình BCH Trung ương tại Hội nghị Trung ương VI vào tháng 10/2022, vì thế, thời gian qua Ban Chỉ đạo Đề án và đơn vị có liên quan đã chỉ đạo triển khai một khối lượng công việc lớn và đã đạt kết quả bước đầu khá tích cực.

Cùng với việc xây dựng đề án, Ban Chỉ đạo đã tổ chức thành công Hội thảo quốc gia lần thứ I, thông qua những vấn đề chiến lược và thực tiễn về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Đây là Hội thảo quốc gia lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo, tiếp sau Hội thảo lần thứ nhất tổ chức tháng 12/2021 với chủ đề “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, được tổ chức tại thời điểm có ý nghĩa khi cả nước thực hiện thành công các nhiệm vụ công tác năm 2021, năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Cũng trong năm 2021, các cơ quan, tổ chức có liên quan đã rất tích cực, chủ động triển khai việc xây dựng đề án, chiến lược xây dựng và hoàn thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Trong đó xây dựng chiến lược cải cách tư pháp là một trong những nội dung trọng tâm của đề án, là vấn đề có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay như các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo lần thứ nhất đã thống nhất đánh giá.

Kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã cho thấy công tác cải cách tư pháp của chúng ta đã đạt được kết quả được nhiều kết quả quan trọng, nền tư pháp nước ta đã có một bước tiến triển dài trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội thảo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã tập trung trao đổi, thảo luận, làm rõ... một cách sâu sắc, khoa học những vấn đề lí luận về tư pháp và cải cách tư pháp. Đề xuất giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong lí luận, nhận thức làm ảnh hưởng đến việc thể chế hoá và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp trong thời gian qua.

Bày tỏ niềm tự hào khi địa phương được chọn làm nơi tổ chức hội thảo lần này, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, đây cũng là dịp để TP Đà Nẵng lắng nghe, tiếp thu các ý kiến để vận dụng, hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị đang triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị định số 34/2019-NĐ/CP của Chính phủ, trong đó đặt ra nhiều vấn đề về cơ chế giám sát của HĐND thành phố đối với các cơ quan tư pháp cấp quận khi không tổ chức HĐND cấp quận...

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mặc dù có những vấn đề bất cập, tuy nhiên có thể khẳng định rằng, cải cách Tư pháp của chúng ta bước đầu đã có những tiến bộ mạnh mẽ, cải cách tư pháp đã góp phần xây dựng nền Tư pháp của nước ta ngày càng hoàn thiện phát triển về mức tiệm cận của giá trị văn minh của nền Tư pháp hiện đại trên thế giới. Nhất là trong quá trình thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị.

Theo Chủ tịch nước, cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ 4 đã tác động sâu đến đời sống xã hội, bằng những yêu cầu cấp thiết tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa nền Tư pháp Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu này, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương quyết tâm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, đúng với giá trị công bằng, công lý, tự do, nhân đạo, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây chính là nền Tư pháp của nước ta.

Do vậy, cải cách Tư pháp cần phải được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian đến, cải cách Tư pháp phải được nâng lên một tầm cao mới, đó là yêu cầu khách quan để đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Thống nhất nhiều quan điểm cải xách tư pháp

Về trọng tâm của cải cách tư pháp Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đây là vấn đề được nhiều tham luận và ý kiến thảo luận đề cập rất sâu. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt trọng tâm của cải cách tư pháp là lấy Tòa án là trung tâm, xét xử là trọng tâm và tranh tụng là khâu đột phá. Một số ý kiến cho rằng, trong Chiến lược cải cách tư pháp mới, cần tiếp tục chọn cải cách Tòa án là khâu đột phá trong cải cách tư pháp.

Bởi vì, trong hệ thống cơ quan tư pháp, Tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ quan thực hiện quyền tư pháp đã được Hiến định, là biểu tượng của công lý, công bằng, lẽ phải, là nơi thể hiện rõ nét nhất bản chất của nhà nước pháp quyền; phán quyết của Tòa án thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, trọng tâm của cải cách tư pháp vẫn nên tập trung cải cách tổ chức và hoạt động của Tòa án, để Tòa án thực sự là trung tâm thực hiện quyền tư pháp.

Về bảo đảm tính độc lập tư pháp, đây là chuẩn mực chung của nền tư pháp hiện đại, nguyên tắc độc lập tư pháp là yếu tố tất yếu, đặc trưng của nhà nước pháp quyền, gắn với dân chủ, công bằng, công lý. Hiến pháp năm 2013 và nhiều luật của Nhà nước Việt Nam cũng đã quy định nguyên tắc “Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân chỉ độc lập vá tuân theo pháp luật”.

Nhiều đại biểu đã phân tích, làm rõ và khẳng định, trong điều kiện chính trị một Đảng duy nhất lãnh đạo, độc lập tư pháp hoàn toàn có thể thực thi khi mục tiêu, tôn chỉ của Đảng phù hợp với những giá trị đặc trưng, cốt lõi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Do vậy Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác tư pháp và cải cách tư pháp để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp và khả thi.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: qua thảo luận, về cơ bản đã thống nhất một số quan điểm cải cách tư pháp trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, cải cách tư pháp phải đặt đưới sự lãnh đạo toàn diện, chặt chế của Đảng, giữ vững bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vị Nhân dân; phải có quyết tâm chính trị cao đã vượt qua thách thức, loại bỏ định kiến, rào cản nhận thức và tư tưởng cục bộ, kiên quyết, kiên trì cải cách vì một nền tư pháp công bằng, công lý, phục vụ nhân dân.

Thứ hai, cải cách tư pháp phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới lập pháp và cải cách hành chính để bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Thứ ba, cải cách tư pháp hướng tới bảo đảm độc lập của tư pháp để bảo vệ, báo đám tốt hơn dân chủ, công bằng, công lý, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân, thượng tôn pháp luật, ngăn ngừa những tác động không đúng đẫn vào hoạt động tư pháp.

Thứ tư, cải cách tư pháp phải kế thừa những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiến bộ, những kinh nghiệm quý của các quốc gia phù hợp với điều kiện Việt Nam và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Thứ năm, cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, toàn điện; xác định rõ những nội dung trọng tâm, trọng điểm; có chương trình, "kế hoạch, lộ trình cải cách phù hợp; xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện cải cách tư pháp.

Đọc thêm