Nguy cơ mai một mùa cốm Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đối với những trái tim trót yêu mùa thu của Hà Nội thì cốm là đặc sản khiến họ phải nhớ thương bởi hương vị vừa thơm vừa ngon của nó. Thế nhưng, do cơn lốc đô thị hóa khiến cho nguồn nhân lực và thị trường của cốm không còn nhiều, số lượng cốm bán được ngày một ít dần.

Cốm – Đặc sản mùa thu Hà Nội

Cuối hè đầu thu, khi hương hoa sữa phả đi khắp ngõ báo hiệu thu về cũng là lúc người ta rục rịch làm cốm.

Cốm ở Hà Nội được sản xuất một năm sản xuất 2 vụ, theo đúng vụ của người dân cấy lúa là vụ chiêm (từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch) và vụ mùa (từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch).

Làng gốm lại rộn rã hơn ngày thường, người ta xát vỏ, đãi trấu, giã cốm miệt mài không nghỉ để sáng có gánh cốm thơm, dẻo hơi ấm, trao tận tay những người mòn mỏi chờ đợi.

Nhiều người thích ăn cốm đầu vụ, vì để cảm nhận hương sữa lúa rõ rệt, cốm non hơn hẳn. Trái lại cũng có những người thích cốm cuối vụ vì lúc này hạt cốm mẩy hơn, mình dày và bùi hơn vì lúa chín được đôi phần.

Cốm không chỉ mang mùi thơm của hương lúa mà một phần nhờ lá dứa ướp màu và một phần nhờ lá sen già bọc xung quanh, ướp cả hương đồng gió nội vào từng hạt cho thật thấm.

Cốm không chỉ mang mùi thơm của hương lúa...

Cốm không chỉ mang mùi thơm của hương lúa...

Cốm và những nỗi niềm trăn trở

Cốm dẻo thơm là thế nhưng lại đang dần nhạt nhòa theo năm tháng. Nguyên nhân chính là do cơn lốc đô thị hóa khiến cho đầu ra của các sản phẩm truyền thống không còn nhiều.

Các sản phẩm truyền thống khi làm ra không có thị trường tiêu thụ nên các hộ sản xuất phải từ bỏ làng nghề truyền thống, chuyển sang tìm nghề khác để mưu sinh. Thêm vào đó chính là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 khiến cho số lượng cốm bán được vốn đã ít nay còn ít hơn.

Nhiều người vẫn rất tha thiết với nghề làm cốm (Ảnh: Internet)

Nhiều người vẫn rất tha thiết với nghề làm cốm (Ảnh: Internet)

Một bà cụ đã gắn bó với cốm hơn 60 năm chia sẻ rằng, mọi khi mùa cốm tới bà có thể làm đến hàng tạ cốm mỗi ngày, nhưng giờ thì chỉ còn là kỷ niệm trong thời buổi Covid – 19 mà thôi.

Không chỉ vậy mà yếu tố nhân lực, người làm nghề cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng cốm hiện nay. Người có tay nghề đếm trên đầu ngón tay, lớp trẻ phần lớn đều không mặn mà với nghề “cha truyền con nối”, hầu hết họ đều muốn chạy theo những ngành nghề hợp xu thế.

Theo TS. Vũ Thế Long, Hội Văn hóa Dân gian cho biết: “ Tôi nghĩ đã đến lúc phải xem lại quy hoạch làng nghề, quy hoạch văn hóa, quy hoạch du lịch của Hà Nội. Làm thế nào để những người dân có thể giữ nghề. Khách du lịch có tour đến xem làm cốm. Chứ nếu không, ngày mất cốm mỗi lúc một gần.”

Đọc thêm