Không biết con bị khuyết tật
Cậu bé Tiyo Satrio sống tại làng Penawangan, phía tây Java, Indonesia năm nay đã 14 tuổi. Từ ngày đầu cất tiếng khóc chào đời, Tiyo gặp phải tình cảnh bất hạnh khi khiếm khuyết cả tay lẫn chân.
Theo lời chia sẻ của cô Mimi – mẹ Tiyo, từ lúc mang thai cho đến tận khi sinh ra cậu bé, bà vẫn không hề hay biết về những khiếm khuyết cơ thể của con. “Các nữ hộ sinh đều nói với tôi rằng thằng bé hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Tôi sinh nó ngay giữa đêm, nhưng đến tận trưa ngày hôm sau mới được biết sự thật về tình trạng đứa trẻ”, Mimi nghẹn ngào kể lại.
Thử hỏi, có người mẹ nào không đau đớn khi biết con mình vừa sinh ra đã là trẻ khuyết tật? Vừa kinh ngạc, vừa đau lòng, đau đến mức tưởng như không thể chấp nhận được sự thật ấy, nhưng cô Mimi buộc phải trấn tĩnh lại, đứa trẻ ấy chính là con trai cô mang nặng đẻ đau, cô phải kiên cường hơn và nuôi bé khôn lớn.
“Tôi đã rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ thằng bé sẽ sinh ra bình thường như những đứa trẻ khác. Bây giờ tôi cảm thấy khá ổn, chỉ cần bình thường về nó và chấp nhận”, bà Mimi nói.
Điều may mắn nhất mà Tiyo có được chính là tình yêu của cha mẹ. Tiyo không bị cha mẹ ghét bỏ, ruồng rẫy, ngược lại cậu bé được người nhà yêu thương nhiều gấp gội. Cha mẹ của Tiyo cũng cẩn thận, tỉ mỉ chăm sóc, giúp con trai mình khỏe mạnh lớn lên.
“Thằng bé có thể làm bất cứ việc gì mà một đứa trẻ bình thường có thể làm nhưng là theo cách riêng của nó. Thấy con trai mình luôn lạc quan và đầy nghị lực, tôi cũng vui vẻ hơn rất nhiều”, mẹ cậu bé nói.
Ở địa phương nơi mình sinh sống, cậu bé Tiyo thường được nhắc đến như một tấm gương sáng về tinh thần vươn lên, vượt qua nghịch cảnh. Hình ảnh Tiyo nỗ lực, cố gắng hàng ngày đã truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh thiếu may mắn tương tự. Rất nhiều người nói rằng, thượng đế không cho Tiyo một cơ thể mạnh khỏe, bình thường nhưng lại cho cậu bé một gia đình hạnh phúc.
|
Được biết, Tiyo còn 4 người anh chị khác, tất cả đều đã trưởng thành. Tuy nhiên, những anh chị lớn đều sống ở những khu vực khác nhau, không thể phụ giúp cha mẹ chăm sóc em nhỏ được. Mọi sinh hoạt của Tiyo đều do một tay vợ chồng cô Mimi chăm chút, họ dành tất cả thời gian trong ngày cho cậu nhóc. Việc chăm sóc Tiyo chiếm toàn bộ thời gian của cha mẹ cậu bé khiến cả hai không thể đi làm.
“Mỗi ngày chúng tôi phải chăm sóc cho Tiyo nên không thể đi đâu. Nếu chúng tôi đi làm việc thì Tiyo sẽ không có ai chăm cả và chúng tôi không muốn điều đó xảy ra. Chúng tôi muốn làm tất cả những gì tốt nhất cho thằng bé”, Wawan Satrio - cha của cậu bé chia sẻ.
Lạc quan chiến thắng định mệnh
Bản thân Tiyo cũng là một cậu bé ngoan, vui vẻ và rất lạc quan. Có lẽ biết được nỗi khổ của cha mẹ, nên Tiyo luôn nở trên môi nụ cười tỏa sáng, biết tìm những niềm vui cho bản thân và tỏ ra mình là một đứa trẻ hoạt bát, năng động. “Thằng bé có thể làm bất cứ việc gì mà một đứa trẻ bình thường có thể làm nhưng là theo cách riêng của nó. Thấy con trai mình luôn lạc quan và đầy nghị lực, tôi cũng vui vẻ hơn rất nhiều”, cô Mimi chia sẻ.
Cậu bé Tiyo có thể tự làm một số thứ như bóc kẹo bằng miệng, nhưng vì thiếu chân tay nên việc di chuyển cũng như mọi hoạt động của Tiyo đều rất khó khăn, bởi vậy bố mẹ em phải chăm chút mọi vấn đề sinh hoạt hàng ngày từ tắm giặt, thay đồ đến ăn uống và đưa đón em đi học.
Hiện tại, cậu bé vẫn đi học bình thường, cậu bé rất tích cực và ham học hỏi. Ban đầu khi mới đến trường, Tiyo cảm thấy rất khó khăn vì cậu bé rất ngượng ngùng và thiếu tự tin.
|
Nhưng sau đó, sự giúp đỡ tận tình của mọi người đã làm cậu bé thoải mái hơn rất nhiều. Cậu bé nỗ lực hàng ngày từ những việc nhỏ nhất, đồng thời cũng quyết tâm học thật giỏi. Dù mưa gió, hay ốm đau Tiyo Satrio đều nằng nặc đòi bố mẹ đưa đến trường bằng được.
Không có tay, đi học Tiyo phải ngậm bút vào miệng để viết. Mặc dù cực kỳ khó khăn và mất nhiều thời gian, Tiyo vẫn kiên quyết học bằng được. Hiệu trưởng của ngôi trường mà cậu bé từng theo học cho biết, “Thời điểm khi Tiyo mới chỉ học lớp 2 nhưng đã có thể giải được những bài toán lớp 4 cũng như phép tính nhân và chia. Cậu bé thực sự làm tôi khâm phục”.
Tại lớp, thành tích học tập của cậu bé không chân không tay này rất ưu tú, các bạn học cũng rất thích chơi đùa cùng với cậu. Cô giáo của Tiyo cho biết, cậu bé rất thông minh và chăm chỉ, đặc biệt giỏi môn Toán, cũng thích nghiên cứu, tìm hiểu về tôn giáo.
Cô Budiwati, giáo viên chủ nhiệm của Tiyo nhận xét: “IQ của Tiyo khá cao, thằng bé rất giỏi môn Toán và nghiên cứu về Tôn giáo. Tiyo chép bài bằng cách ngậm cây bút trong mồm và theo kịp bài giảng như tất cả các học sinh khác trong lớp. Thằng bé hoàn toàn bắt kịp các bạn trong lớp và thậm chí học tốt hơn rất nhiều”.
Mỗi lần Tiyo cần di chuyển, mọi người thường ôm, bế cậu bé theo. Ở nhà, Tiyo cũng rất thân với anh trai mình. Thời gian rảnh rỗi, Tiyo sẽ cùng anh chơi trò điện tử Paystation yêu thích. Mẹ cậu cho biết cậu chơi trò chơi này hàng ngày sau giờ tan học và sau khi tắm xong mỗi ngày.
|
Hình ảnh cậu bé không chân, không tay Tiyo Satrio chơi điện tử |
Mặc dù không có tay, nhưng Tiyo Satrio vẫn có thể chơi điện tử trên chiếc máy PS3, cậu bé bấm các phím trên tay cầm bằng cằm và giữ bằng khuỷu vai của mình. Nhìn Tiyo Satrio chăm chú chơi game, chúng ta có thể thấy rõ sự hứng thú của cậu bé này với những trò chơi điện tử.
Dẫu vậy, gia đình Tiyo Satrio cũng khuyến khích thêm cậu bé ra ngoài giao tiếp với cộng đồng. Hàng ngày, cậu bé vẫn được mẹ hay các người thân trong gia đình đưa ra ngoài trên chiếc xe lăn.
Gia đình Satrio cũng không thuộc loại khá giả gì, những năm đầu đời của Tiyo, chính quyền địa phương còn phát tiền trợ cấp, song vài năm trở lại đây thì không còn nữa. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh và các nhà hảo tâm trên khắp đất nước, cuộc sống của gia đình cậu bé không đến mức tồi tệ.
Nhìn một vòng xung quanh, tất cả mọi người đều có cơ thể lành lặn, chỉ mỗi mình bé không như vậy, nhưng Tiyo vẫn có thể cười nói và tận hưởng cuộc sống, không tỏ ra đau khổ hay trách móc điều gì, lúc cần chơi thì vẫn chơi, lúc cần học vẫn sẽ học thật tốt…Có thể nói, Tiyo xứng đáng là một tấm gương nghị lực để tất cả chúng ta học hỏi.