Dân gian vẫn truyền miệng "Công tử Bạc Liêu" có lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đại điền chủ giàu có ở vùng đất Nam Bộ dưới thời thực dân, phong kiến. Nhân vật làm nên linh hồn "Công tử Bạc Liêu" là Trần Trinh Huy (tên thật là Trần Trinh Quy), sinh ngày 22/6/1900 tại làng Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, qua đời tại tư gia ngày 13/1/1974 tại Sài Gòn.
Giai thoại về “Công tử Bạc Liêu”
Trần Trinh Huy (1900-1973) còn gọi là Ba Huy, tức Công tử Bạc Liêu sau này là một công tử ăn chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930 - 1940. Mức độ vung tiền tiêu xài của ông nổi danh xếp hạng đầu bảng trong số các Công tử nhà giàu sống tại Bạc Liêu thời bấy giờ.
Mỗi khi nói đến thành ngữ Công tử Bạc Liêu người ta thường liên tưởng đến ông. Sau 3 năm “du học” bên Pháp, tháng 8/1930 Trần Trinh Huy trở về nước.
Theo giai thoại, gia đình ông Hội đồng đã dày công tổ chức một cuộc đón rước con rình rang có một không hai thời bấy giờ. Bắt đầu từ đây, giới ăn chơi Nam Kỳ biết đến một Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và những giai thoại có một không hai của ông.
Sự kiện đã tạo thành giai thoại “Công tử Bạc Liêu” là năm 1929, Bạch Công tử (BCT) lập luôn hai gánh cải lương là Phước Cương và Huỳnh Kỳ. Hai cô đào tài sắc thời đó là cô Năm Phỉ và cô Bảy Phùng Há được mời về thủ vai chính cho hai đoàn.
Một lần, Đoàn Huỳnh Kỳ có cô Bảy Phùng Há về Bạc Liêu diễn, Bạch Công Tử mời Hắc Công Tử (HCT) đi xem. Đang xem, Bạch Công Tử móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy con công (giấy bạc 5 đồng thời đó). Bạch Công Tử gạt chân Hắc Công Tử kiếm. Thấy vậy Hắc Công Tử hỏi: Toa kiếm gì vậy?. Kiếm tờ con công.
Hắc Công Tử mỉm cười nói: Để moa đốt đuốc cho toa kiếm. Nói rồi Hắc Công Tử móc tờ giấy bạc bộ lư (mệnh giá 100 đồng) châm lửa soi cho Bạch Công tử kiếm (thời đó lúa chỉ có 8-9 cắc một giạ).
Tái hiện lại hình ảnh Công tử Bạc Liêu mời một số thiếu nữ đạt giải tại cuộc thi sắc đẹp do Công tử tổ chức để tiếp khách. |
Vãn tuồng xong, Bạch Công tử nói: Toa chơi moa một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon, toa với moa cân mỗi người ký đậu xanh, rồi lấy tiền nấu, ai sôi trước người ấy thắng? Hắc Công Tử đồng ý.
Tối hôm sau, Hắc Công Tử cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà (nay là Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu), cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của Bạch Công tử. Người làm chứng (trọng tài) là một giai nhân - cô Ba Trà. Đây là đối tượng mà cả hai đại công tử đang theo đuổi.
Hai nồi đậu xanh được nhắc lên bếp, hai chàng công tử lấy tiền ra đốt. Nồi đậu xanh của Bạch Công tử sôi trước. Hắc công tử đành thua cuộc.
Triển khai dự án tại Khu nhà công tử Bạc Liêu
Do qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau mà vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều. Tuy nhiên, với những gì còn sót lại và được bảo quản như hiện nay cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội đồng Trạch lúc bấy giờ.
Ngày 20/11, tại nhà Công tử Bạc Liêu, Hiệp hội Doanh nghiệp Bạc Liêu phối hợp với các Sở, ban ngành tỉnh tổ chức Chương trình biểu diễn tái hiện lại một số giai thoại về công tử Bạc Liêu. Đến dự có bà Lâm Thị Sang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cùng đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh...
Bà Lâm Thị Sang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cùng đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh dự Chương trình biểu diễn tái hiện lại một số giai thoại về Công Tử Bạc Liêu. |
Tại đây, các đại biểu đã được xem các nghệ nhân, nghệ sĩ trình diễn lại giai thoại về Công tử Bạc Liêu như: Tái hiện lại cảnh Công tử Bạc Liêu đi học ở bên Tây về và được gia đình rước về nhà có mời quan khách đến chia vui và đãi tiệc.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Bạc Liêu đang rất quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Theo đó, địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi và kêu gọi chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án tại Khu nhà công tử Bạc Liêu thành khu bảo tồn văn hóa, kiến trúc và thương mại, dịch vụ, du lịch…phục vụ và góp phần quảng bá hình ảnh Bạc Liêu với du khách.
Đây cũng là một trong những hoạt động của Tuần Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu gắn với sự kiện 100 năm ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” và 100 năm hình thành di tích kiến trúc nghệ thuật “Nhà Công tử Bạc Liêu”. Hoạt động nhằm tôn vinh và tri ân công lao đóng góp của các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã có những đóng góp to lớn cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nghệ thuật cải lương.
Du khách tham quan và chụp ảnh tại Nhà Công Tử Bạc Liêu. |
Nghệ sĩ ưu tú Lê Thị Hải Yến (Đà Nẵng) chia sẻ tại Chương trình biểu diễn tái hiện lại một số giai thoại về Công Tử Bạc Liêu: “Tôi vinh hạnh được xem biểu diễn tái hiện lại một số giai thoại về công tử Bạc Liêu. Qua đó, mong Bạc Liêu góp phần quảng bá hình ảnh cho du khách gần xa. Nhằm tôn vinh và tri ân công lao đóng góp của các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã có những đóng góp to lớn cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nghệ thuật cải lương. Đất Bạc Liêu hữu tình, người Bạc Liêu mến khách”.
Nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư sửa chữa và đưa ngôi nhà công tử Bạc Liêu vào kinh doanh văn hóa du lịch. Đến nay được chuyển sang kinh doanh lưu trú với cách bày biện và trang trí được khôi phục gần như nguyên trạng.
Nhà Công tử Bạc Liêu - công trình tròn 100 năm tuổi nhưng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Ngày nay, Công tử Bạc Liêu đã trở thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu.