|
Quang cảnh Hội nghị. |
Thành phần tham dự hội nghị gồm Đại diện các Bộ: Công Thương, Khoa Học và Công Nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện và Trung tâm có liên quan, các cơ quan Thông tấn Báo chí, Đài truyền hình, Lãnh đạo UBND một số tỉnh, Lãnh đạo sở NN và PTNT các tỉnh có diện tích trồng sắn lớn, Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai, Lãnh đạo một số sở , Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông, Lãnh đạo UBND huyện, Phòng NN và PTNT huyện, Một số DN chế biến sắn tại tỉnh Gia Lai, Đại diện Trung Tâm Nhiệt Đới Quốc tế, tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Úc.
Theo báo cáo của Cục trồng trọt (Bộ NN và PTNT) năm 2021, diện tích cả nước đạt 528.000 ha (giảm khoảng 40.000ha so với năm 2015). Diện tích tập trung tại 5 vùng chính gồm: Trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, Duyên Hải Nam trung bộ, Tây Nguyên Và Đông Nam Bộ. Trong đó Tây Nguyên có Diện tích sắn lớn nhất cả nước 172,5 nghìn ha, chiếm 32,7% diện tích sắn cả nước, tập trung tại các tỉnh Gia Lai (81.000ha) Đắk Lắk (45000ha), Kon Tum (48,8ha).
Năng suất bình quân cả nước đạt 20,3 tấn/1ha, tăng 1,4 tấn so với năm 2015. Sản lượng sắn cả nước đạt 10,7 triệu tấn trong đó có 2,9 triệu tấn được xuất khẩu, mang lại giá trị gần 1,2 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2020. Trong nhiều năm gần đây sản lượng và kim ngạch xuất khẩu từ cây sắn tăng đều đặn. Hiện nay sắn và sản phẩm sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt nam và là nước đứng thứ 3 thế giới sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau Thái Lan.
Trong nước hiện có 27 tỉnh có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất chế biến trên 8,62 triệu tấn củ tươi một năm. Trong đó có 4 nhà máy dùng sắn để chế biến nguyên liệu sinh học cồn E100 tại Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Nam và Dung Quất (Quãng Ngãi).
Đánh giá chung trong giai đoạn 2015-2021 sản xuất, chế biến và tiêu thụ sắn đạt được kết quả đáng ghi nhận cả sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cho thấy sự phát triển sắn còn thiếu tính bền vững. Định hướng phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả, tập trung trồng sắn tại các vùng có lợi thế với diện tích khoảng 500 nghìn ha, tạo các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn gắn các Nhà máy, Doanh nghiệp chế biến; tăng cường đầu tư khoa học công nghệ trong trồng và chế biến; đa dạng hóa sản phẩm từ sắn; đa dạng hóa thị trường; tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh liên kết gắn vùng sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến.
Gia Lai là địa phương hiện nay có diện tích sắn lớn nhất cả nước, cũng đã có những định hướng phát triển cụ thể đối với cây sắn trên địa bàn. Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - Kpă Thuyên cho biết theo định hướng tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 sẽ không mở rộng và từng bước giảm diện tích trồng sắn từ 81 ngàn ha hiện nay xuống còn 65 ngàn ha. Đồng thời tập trung hướng dẫn, hỗ trợ nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh kỹ thuật cao, lựa chọn các giống sắn có khả năng kháng bệnh cao để nâng cao sản lượng cây sắn trên 1 đơn vị diện tích.
Khuyến khích các nhà máy liên kết với các hợp tác xã, các hộ gia đình trồng sắn theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, áp dụng các giải pháp kỹ thuật chế biến sâu, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị thương mại cao nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho người nông dân trồng sắn.