Tiếng Trung và tiếng Nga không nên là môn ngoại ngữ bắt buộc

(PLO) - Chương trình thì điểm giáo dục phổ thông đưa môn tiếng Nga, tiếng Trung vào môn học từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc và được coi như môn ngoại ngữ thứ nhất cùng với tiếng Anh hiện đang "vấp" phải phản ứng từ phía các bậc phụ huynh và cả các chuyên gia về giáo dục.
Tiếng Trung và tiếng Nga không nên là môn ngoại ngữ bắt buộc

Bộ GD-ĐT đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12, thí điểm năm học 2017, theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được coi như ngoại ngữ thứ nhất cùng với tiếng Anh. Trong khi, trước đây những ngoại ngữ này vốn chỉ được coi là ngoại ngữ thứ hai và được quyền lựa chọn. Thông tin này lập tức "vấp" phải phản ứng dữ dội đến từ phía các phụ huynh học sinh và cả các chuyên gia về giáo dục.

Chia sẻ với phóng viên, chuyên gia giáo dục, Thạc sĩ Ngô Thị Kim Chi cho hay: Bản thân các em đang học tiểu học có rất nhiều điều cần phải dạy dỗ hơn là để các em bị  loạn bởi chính các ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ. Tôi đã có nhiều cuộc nói chuyện với các phụ huynh tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều cha mẹ muốn ngành giáo dục tập trung vào dạy và học tốt tiếng Anh trước thay vì thí điểm nhiều ngoại ngữ với bậc tiểu học.

Ths. Ngô Thị Kim Chi
 Ths. Ngô Thị Kim Chi

Và bản thân tôi cũng cho rằng không nên đưa tiếng Trung Quốc và tiếng Nga là môn ngoại ngữ thứ nhất (môn học ngoại ngữ bắt buộc) mà nên chuyển sang tự chọn. Học sinh nào yêu thích ngôn ngữ nào các em sẽ tự đăng ký theo học môn đó. Học học ngôn ngữ nào cũng tốt, nhưng quan trọng là nội dung, hình thức tổ chức đào tạo thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Do đó, cần phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị thật kỹ lưỡng, không thể đem trẻ ra “thí điểm” việc dạy ngoại ngữ.

ThS. Kim Chi cũng cho rằng : Tiếng Anh rất tiện lợi vì có tính trung lập cao khiến ngôn ngữ này phát triển hơn so với nhiều thứ tiếng khác. Ví dụ như : sự phân biệt về giới tính, tuổi tác, sự quen thân hay những yếu tố xã hội khác không ảnh hưởng nhiều đến ngữ pháp cũng như cách hành văn. Trên thực tế, tiếng Anh khá trực tiếp, đơn giản chứ không có quá nhiều quy tắc khi sử dụng.

Cho dù Trung Quốc có ảnh hưởng thế nào về văn hóa, kinh tế, chính trị, tiếng Trung vẫn khó có khả năng thay thế được vai trò của tiếng Anh vì tính tiện lợi, đơn giản và dễ sử dụng./.

Đọc thêm