Sự kiện nhằm tôn vinh văn hóa nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống, kết nối giao lưu để mở đầu ra cho thị trường tơ lụa Việt, từng bước đưa các đơn vị sản xuất tơ lụa đến với các tổ chức và thị trường quốc tế.
|
Sự kiện nhằm tôn vinh văn hóa nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống |
Đặc biệt, Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - thế giới lần thứ V còn thu hút sự tham gia của những làng nghề lụa nổi tiếng trong cả nước như Vạn Phúc, Nha Xá, Mã Châu, Mỹ Đức, Nam Cao, Tân Châu, Chăm Ninh Thuận; cùng sự góp mặt của gần 80 nghệ nhân đến từ miền núi cao phía Bắc như thổ cẩm Hà Giang, nghệ nhân Khơme ở biên giới Tây Nam tỉnh An Giang, nghệ nhân Cơtu của vùng núi miền Trung Quảng Nam và Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, các đối tác làng nghề truyền thống cũng sẽ mang máy móc và sản phẩm về Làng lụa Hội An để trình diễn kỹ thuật dệt và nhuộm truyền thống cho công chúng thưởng lãm.
|
Sự kiện quy tụ nhiều làng nghề dệt lụa truyền thống trong cả nước tham dự |
Theo UBND TP. Hội An, ngoài mục tiêu tôn vinh và khơi dậy sự phát triển của nghề tơ lụa truyền thống Việt Nam, Festival còn hướng đến mục tiêu: nhìn lại toàn cảnh sự phát triển của nghề tơ lụa Việt Nam tại các thủ phủ tơ lụa TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hà Nội, Hà Nam Ninh, Quảng Nam…; so sánh với sự hiện đại của ngành sản xuất tơ lụa thế giới ở các trung tâm sản xuất lớn như Hàng Châu (Trung Quốc), Kyoto (Nhật bản), Lyon (Pháp), Como (Italia) để tìm ra con đường hợp tác và phát triển.
Bên cạnh đó, Hội thảo khoa học tại festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - thế giới cũng diễn ra nhằm hướng đến tập trung vào đổi mới công nghệ cho ngành sản xuất tơ tằm; kết nối hợp tác giữa các đô thị lớn có ngành tơ lụa phát triển...