Thực hiện chỉ đạo của tỉnh Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã kêu gọi tàu thuyền đánh bắt trên biển phải vào bờ, hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn. Thị xã Kỳ Anh các xã ven biển như: Kỳ Lợi, Kỳ Phương, Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Nam đã cho tàu thuyền về nơi neo đậu. Các phường xã tổ chức cho dân giằng chống nhà, cửa, gia cố các đoạn đê ven biển, chuẩn bị phương án sơ tán dân nếu bão trực tiếp đổ bộ vào sóng biển dâng cao.
Huyện Kỳ Anh đang chạy đua với thời gian, huy động tối đa máy gặt đập thu hoạch 4.175 ha lúa hè thu. Với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”. Cán bộ phòng, ban của huyện đang tập trung về cơ sở chỉ đạo ứng phó với bão CONSON, tập trung lực lượng thu hoạch lúa trước khi bão đổ bộ vào. Xã Kỳ Thư huy động 5 máy gặt đập làm liên tục 2 ca một ngày với quyết tâm thu hoạch xong trước khi bão vào.
Lộc Hà một huyện ven biển, trước đây thường bị thiệt hại nặng mỗi khi có mưa bão. Những ngày qua, lãnh đạo huyện theo dõi sát tình hình bão CON SON. Huyện đã chỉ đạo các xã tạm gác lại những công việc chưa cần thiết để ứng phó với bão. Cho cán bộ xuống cùng với xã Thạch Kim và BĐBP sắp xếp nơi đậu tàu thuyền ở âu thuyền Cửa Sót, tàu thuyền trong tỉnh và ngoại tỉnh đậu riêng.
|
Huyện Đức Thọ tập trung lực lượng và máy gặt đập thu hoạch lúa hè thu |
Các tàu ngoại tỉnh thực hiện cách ly tại thuyền, các thuyền viên trên tàu chấp hành nghiêm các qui định phòng chống dịch Covid-19, nếu người nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Thị trấn Lộc Hà, xã Thạch Kim, xã Thịnh Lộc kiểm tra đê biển chạy qua địa phương mình, bố trí lực lượng canh gác ứng cứu khi có mưa lũ. Xã Thạch Châu, Thạch Mỹ, Hộ Độ, Mai Phụ đã xử lý nạo vét 36 cổng thoát nước. Huyện khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản gia cố ao hồ, thu hoạch khẩn trương, không để mắt trắng như một hộ các năm trước đây.
Theo dự báo Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, đến 4h sáng ngày 12/9 vị trí tâm bão CON SON (bão số 5) ở khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc, 110,5 độ Kinh Đông cách đảo Hoàng Sa khoảng 150 km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh cấp 11 (100-120km/giờ) giật cấp 13.
Huyện Vũ Quang có Công điện gửi các phường, xã kiểm tra hồ đập, cổng thoát nước, các điểm có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, đường bị ngập phải có biển bảo, cử lực lượng canh gác 24/24 giờ trong ngày. Vùng rốn lũ các xã: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Ân Phú yêu cầu thực hiện nghiêm 4 tại chỗ, lương thực đưa lên cao, có phương án, sơ tán gia súc, gia cầm đến nơi an toàn.
Bà con chuẩn bị lương thực, thực phẩm phòng khi bị ngập lụt lâu ngày, chuẩn bị thuyền để cứu hộ, cứu nạn. Yêu cầu mọi người tuyệt đối không được chủ quan để thiệt hại người và của khi bão lụt xảy ra. Huyện Vũ Quang đặc biệt quan tâm những điểm có nguy cơ sạt lở, tại các điểm này địa phương đã xây dựng phương án sơ tán dân.
Huyện Đức Thọ tập trung thu hoạch 4.335 ha lúa hè thu, hiện nay đã thu hoạch được 70% diện tích, các địa phương tranh thủ thời gian trời tạnh ráo huy động máy gặt đập làm hết công suất thu hoạch xong trước lúc bão đổ bộ vào.
Huyện chỉ đạo các xã ở ngoài đê La Giang đây là vùng ngập lụt thường xuyên mỗi khi có bão lũ, cấm không được ra sông vớt gỗ, củi khi lũ về, có phương án di dời dân khi nước dâng cao. Các xã ngoài đê chuẩn đầy đủ phương án “4 tại chỗ”.
Đặc biệt thực hiện các hộ gia đình, ứng cứu các hộ gia đình, cụm dân cư ứng cứu nhau. Yêu cầu các hộ gia đình chuẩn bị phương tiện di chuyển để chủ động đi lại khu lũ về. Lực lượng bảo vệ đê La Giang cắt cử trực ban 24/24 giờ trong ngày, kịp thời điều tiết nước, hạn chế ngập úng vùng nội đồng.
Huyện Nghi Xuân chỉ đạo cán bộ địa phương các xã ven biển kêu gọi tàu thuyền đang đánh bắt trên biển về vị trí neo đậu an toàn. Chỉ đạo xã Xuân Hội cho cán bộ xuống tổ chức neo đậu tàu thuyền về tránh bão ở âu thuyền. Vừa ứng phó với bão, vừa thực hiện phòng chống dịch.
Những tàu các địa phương khác vào neo đậu phải thực hiện cách ly. Thông báo cho bà con nuôi trồng thủy sản có phương án bảo vệ hồ đập, thu hoạch trước khi bão lũ về.
Các xã ven Sông Lam khơi thông cổng rãnh chống ngập. Các xã ven biển tổ chức cho người dân giằng, chống nhà cửa cẩn thận. Huyện có phương án sơ tán dân vùng Cửa Hội, Lạch Quyèn, các xã ven Sông Lam.
Hà Tĩnh yêu cầu mọi người dân không được chủ quan, lãnh đạo, các huyện, thị, thành theo dõi sát tình hình di chuyển của bão, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại người và tài sản.