Kiểm soát hay đồng hành cùng con trẻ trên môi trường mạng?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xã hội phát triển, đi kèm với đó là sự mở rộng của không gian mạng khi càng ngày càng có nhiều trẻ em từ mẫu giáo cho đến tiểu học, trung học sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn. Đặc biệt, để phù hợp với bối cảnh học trực tuyến khi dịch Covid – 19 bùng phát, nhiều gia đình đã sắm riêng cho con thiết bị điện tử để tham gia học tập. Để bảo vệ con trước những làn sóng thông tin độc hại, nhiều phụ huynh đã bước ra khỏi ranh giới của sự đồng hành, đó là kiểm soát con quá mức dẫn đến ngột ngạt, căng thẳng cho tâm lý con trẻ.

Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức, “ lợi bất cập hại"?

Mong muốn con được học hỏi những kiến thức, lời hay ý đẹp là ước nguyện của bất cứ ai làm cha mẹ. Tuy nhiên, để con “ tập “ sử dụng các thiết bị điện tử như : điện thoại, máy tính từ sớm là một bài toán khiến nhiều người đau đầu khi phải nghĩ ra phương án quản lý con cái.

Những sự quan tâm khi không được hiểu đúng sẽ lấn sang ranh giới trở thành kiểm soát. Thậm chí, đối với một số phụ huynh, họ cho rằng cha mẹ kiểm soát con cái là điều bình thường.

Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng kiểm soát con trẻ quá mức dẫn đến không ít những vấn đề về tâm lý, tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con.

Ảnh minh họa ( Nguồn: internet )

Ảnh minh họa ( Nguồn: internet )

Việc kiểm soát con quá mức cả ở ngoài đời hay trên không gian mạng cũng là điều không nên làm. Hành động này vô tình khiến các con thu mình lại, sống khép kín với cha mẹ hơn, bị gò bó tư tưởng, thậm chí cảm thấy bị cô lập với thế giới bên ngoài bởi “ rào chắn “ mà cha mẹ đã đặt ra.

Đồng nghĩa với việc con cái sẽ ít chia sẻ với cha mẹ, đằng sau đó là những hậu quả chưa thể lường trước được. Kiểm soát nếu đặt ở góc độ tích cực, đứa trẻ sẽ trở thành con ngoan nhưng cũng có thể sẽ trở thành đứa trẻ luôn biết nói dối trước mặt cha mẹ.

Vì vậy, kiểm soát con quá mức không những không có nhiều hiệu quả, mà còn để lại những hậu quả khó lường, trở thành gánh nặng tâm lý cho con cái đang ở tuổi phát triển.

Hãy làm bạn đồng hành với con

Có câu nói rằng “ Người lớn đã từng làm trẻ con, nhưng trẻ con chưa từng làm người lớn". Cha mẹ nên dùng sự thấu hiểu tâm lý của mình để đồng hành cùng con trong mọi vấn đề của cuộc sống.

Đặc biệt đối với không gian mạng,trước khi cho con sử dụng internet, cha mẹ nên dạy con phân biệt những gì tốt – xấu, những việc được làm và không được làm, phân tích cho con hiểu về những mặt trái của các nền tảng mạng xã hội để con chuẩn bị tâm lý vững vàng trước những làn sóng thông tin độc hại có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Làm bạn đồng hành với con cần nhiều hơn sự lắng nghe, bình tĩnh và chia sẻ, điều này giúp mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Con cái sẽ chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ khi cảm thấy được lắng nghe, được tôn trọng cảm xúc và sự riêng tư, từ đó, cha mẹ cũng dễ nắm bắt các thông tin của con để đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng tình huống.

Đặc biệt ở tuổi vị thành niên, con cần sự đồng hành của cha mẹ hơn là kiểm soát

Đặc biệt ở tuổi vị thành niên, con cần sự đồng hành của cha mẹ hơn là kiểm soát

Việc làm bạn đồng hành cùng con sẽ giúp cha mẹ định hướng tâm lý, tư tưởng cho con một cách dễ dàng, hiệu quả hơn. Đây là phương pháp giáo dục đem lại nhiều hiệu quả bởi nó giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn.

Ngoài việc trò chuyện, làm bạn đồng hành với con, cha mẹ có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ để chặn các kênh thông tin độc hại, tránh để con tiếp xúc và chọn lọc những thông tin phù hợp lứa tuổi cho phép con tiếp cận, học hỏi.

Đọc thêm