Nông dân Quảng Nam “cay mắt” bên ruộng gừng sắp thu hoạch thì bị chết cây, thối củ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời tiết mưa liên tục, dẫn đến bệnh nấm, thân cây gừng bị rục. Dù đã “cứu chữa” nhiều cách nhưng diện tích trồng gừng của ở cánh tây huyện Thăng Bình đang đứng trước nguy cơ mất trắng mùa vụ Tết năm nay.
Gia đình chị Duyên đành chấp nhận mất trắng vụ gừng Tết vì không theo nổi chi phí “cứu chữa”.
Gia đình chị Duyên đành chấp nhận mất trắng vụ gừng Tết vì không theo nổi chi phí “cứu chữa”.

Khi nhận thấy cây gừng có giá trị kinh tế hơn so với cây lúa, ông Nguyễn Ngọc (60 tuổi, trú thôn Long Hội, xã Bình Chánh, Thăng Bình, Quảng Nam) đã quyết định chuyển đổi sang trồng gừng hơn một năm qua.

Tuy nhiên, mưa kéo dài dẫn đến đất ướt gây ra bệnh nấm, thân cây bị rục và việc sản xuất, chăm sóc cây gừng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại cây gừng của ông đang xuất hiện triệu chứng vàng lá, củ thối rửa.

Diện tích trồng gừng bị nhiễm bệnh của người dân tại thôn Long Hội, xã Bình Chánh, Thăng Bình, Quảng Nam.

Diện tích trồng gừng bị nhiễm bệnh của người dân tại thôn Long Hội, xã Bình Chánh, Thăng Bình, Quảng Nam.

Dù đã được ông “cứu chữa” bằng cách phun thuốc nhưng vẫn không còn hi vọng nhiều. Triệu chứng bệnh kéo dài, lây lan từ đám này qua đám khác.

“Năm ngoái gừng cho lãi cao nên bà con rủ nhau trồng. Nhưng năm nay dễ mất trắng vì đây là lần đầu tôi gặp triệu chứng này, chúng tôi đã cố xử lý nhưng rất khó cứu sống. Riêng tôi đã phun thuốc 3 lần rồi nhưng cũng không tiến triển được gì”, ông Ngọc cho biết.

Ngoài gia đình ông Ngọc, diện tích trồng gừng của gia đình chị La Thị Kim Duyên (46 tuổi, trú thôn Long Hội, xã Bình Chánh, Thăng Bình, Quảng Nam) cũng có gần 4000m2 gừng bị hư hại.

Hiện tại cây gừng đang xuất hiện triệu chứng vàng lá, củ thối rửa.

Hiện tại cây gừng đang xuất hiện triệu chứng vàng lá, củ thối rửa.

Chi phí đầu tư mua gừng giống, phân bón khoảng 30 triệu đồng. Dự tính vụ gừng này sẽ được đưa ra thị trường phục vụ cho Tết nguyên đán 2022. Thế nhưng hiện nay tất cả diện tích gừng đều bị vàng lá, chết dần, củ gừng đào lên thì cũng chuyển màu đen, thối bốc mùi.

Gia đình chị Duyên đã mua thuốc về nhằm cứu vớt số gừng còn lại nhưng bệnh vẫn không hết. Dùng đến lần thứ 3 tình trạng cây gừng càng bị nặng hơn trước nên gia đình chị cũng đành chấp nhận mất trắng mùa gừng Tết năm nay vì không theo nổi chi phí “cứu chữa”.

“Ngay từ tháng 8 âm lịch chồng tôi đã phát hiện bệnh trên cây gừng nên nhổ vài cây đem đến các đại lý thuốc bảo vệ thực vật chẩn đoán bệnh và mua thuốc về phun. Tuy nhiên sau khi mua hơn 2 triệu đồng thuốc phun trừ thì gừng vẫn héo lá, chết dần. Theo chị , gừng chết là do nấm, rất khó cứu chữa. Loại nấm này gây chết cây, sau đó làm củ thối”, chị Duyên chia sẻ.

Củ gừng được đào lên thì cũng chuyển màu đen, thối rửa, bốc mùi và không thể bán được.

Củ gừng được đào lên thì cũng chuyển màu đen, thối rửa, bốc mùi và không thể bán được.

Được biết, hai năm qua, nông dân thôn Long Hội (xã Bình Chánh, Thăng Bình, Quảng Nam) chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng gừng. Giá gừng củ 30.000 – 65.000 đồng/kg. Mỗi sào gừng thu 5 - 7 tạ, trừ chi phí nông dân có lãi cao. Tuy vậy năm nay nhiều hộ mất trắng.

Theo lãnh đạo UBND xã Bình Chánh, nông dân của xã rất kỳ vọng vào mùa gừng này vì đây là nguồn thu tương đối lớn dịp trước Tết Nguyên đán. Thế nhưng hiện nay gừng chết nhiều, địa phương đang thống kê cụ thể diện tích thiệt hại.

Đối với diện tích đã chết cây, địa phương khuyến khích nông dân nhanh chóng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại cây phù hợp. Còn những diện tích chưa bị bệnh thì địa phương nhờ ngành chuyên môn hướng dẫn để nông dân tiếp cận, dùng thuốc đặc hiệu để phòng chống.

Đọc thêm