Theo đó, 8 dự án KTKS vàng gốc trên địa bàn huyện Phước Sơn có sử dụng công nghệ Thioure để tuyển luyện vàng (trong đó được cấp giấy phép khai thác 6 dự án) và đã được chấp thuận chủ trương, đang lập hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép khai thác cho 2 dự án).
Các dự án chỉ được phép hoạt động chế biến quặng vàng bằng công nghệ Thioure khi đã hoàn thành xây dựng hạng mục xử lý môi trường theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt ĐTM) được duyệt, được Sở TN-MT kiểm tra, xác nhận hoàn thành, cấp giấy phép môi trường theo quy định và phải ký cam kết nếu không thực hiện theo đúng quy định;…
Giao Sở TN-MT, UBND huyện Phước Sơn theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành thực hiện của các dự án theo đúng hồ sơ ĐTM được duyệt và cam kết của nhà đầu tư.
Đối với 4 dự án khai thác vàng gốc có sử dụng công nghệ xyanua đang hoạt động: tạm thời cho phép được tiếp tục hoạt động đến ngày 31/3/2023 khi thực hiện đầy đủ các thủ tục môi trường, ký cam kết hoạt động (như đối với các 6 dự án sử dụng công nghệ Thioure nêu trên); sau ngày 31/3/2023 phải chuyển sang áp dụng công nghệ xử lý khác tốt hơn.
Từ nay về sau, yêu cầu các mỏ vàng mới được cho phép khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng và cho phép hoạt động phải đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, hạn chế tối thiểu tác động đến môi trường. Đối với những nhà máy không đáp ứng được yêu cầu công nghệ thì chỉ được khai thác quặng và bán lại cho các nhà máy có công nghệ hiện đại hoặc chủ đầu tư các mỏ vàng cùng hợp tác đầu tư nhà máy chế biến sâu, có công nghệ hiện đại để thực hiện chế biến. Đối với những nhà máy đang hoạt động hiện nay khuyến khích thực hiện theo hình thức này.