Vãn cảnh đền ông Hoàng Mười hàng trăm năm tuổi ở Hà Tĩnh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đền Ông Hoàng Mười ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, từ lâu đã là điểm du lịch vãn cảnh, tâm linh quen thuộc của du khách muôn phương những ngày, tháng đầu năm.
Đền Ông Hoàng Mười ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đền Ông Hoàng Mười ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Chỉ cách TP Hà Tĩnh khoảng 30km về bắc, du khách đến đền Ông Hoàng Mười (tên thường gọi là đền Chợ Củi) tọa lạc trên núi Khu Độc bên dòng sông Lam hữu tình là một trong những danh thắng có phong cảnh nổi tiếng ở huyện Nghi Xuân.. Đền còn có tên chữ là Khu Độc Linh Từ. Đền được xây dựng vào cuối đời nhà Lê, thờ Đức quan Hoàng Mười.

Trong tâm thức dân gian của người dân nơi đây, ông Hoàng Mười là hiện thân của vị tướng Lê Khôi (Nghĩa quân Lam Sơn), gọi Lê Lợi bằng chú. Ông có nhiều công trong chống giặc Minh xâm lược và là quan qua ba đời vua Lê làm đến chức Khâm sai tiết chế thủy, lục chư dinh hộ vệ thượng tướng quân.

Trước đền sông nước mênh mang tạo nên không gian kiến trúc huyền ảo, linh thiêng.

Trước đền sông nước mênh mang tạo nên không gian kiến trúc huyền ảo, linh thiêng.

Có chuyện kể rằng, là tướng tài của nhà Lê, khi ông đánh thắng giặc trở về thì một trận cuồng phong ập vào làm nhiều nhà dân bị đổ nát. Thương dân ông lại cùng binh sỹ lên rừng chặt tre, gỗ đưa về giúp dân làm nhà. Một lần không may khi bè về đến chân Hồng Lĩnh ở núi Ngũ Mã thì cuồng phong lại ập đến làm vỡ bè, ông gặp nạn. Quân sỹ và dân làng chưa kịp mai táng cho ông thì mối đã đùn đất lên thi hài ông thành mộ. Cảm phục và biết ơn ông, người dân đã lập đền thờ. Ông rất linh thiêng và thường hiển thánh cứu giúp muôn dân.

Đền được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã trao Chứng nhận Đền đạt tiêu chuẩn Tam Tứ Phủ.

Đền được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã trao Chứng nhận Đền đạt tiêu chuẩn Tam Tứ Phủ.

Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam gồm ba tòa, mỗi tòa ba gian. Các tòa thống nhất liên kết với nhau và bố trí thành các cung thờ. Thờ Tam tòa Thánh Mẫu, tiếp đến là Ngũ Vị Tôn Ông, sau đó là cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười rồi cung Trần Triều.

Cung thờ ông Hoàng Mười có hai bức đại tự "Mẫu Đức Chiếu ảnh" và "Huyền Từ Bố Chững" mặt tiền hạ điện của ngôi đền có hai tầng mái, trông bề thế nhưng vẫn có nét thanh thoát. Phần giữa hai tầng mái có đề: Linh Từ Thánh Mẫu. Trước đền và mặt bên của hàng cột hiên có khắc các câu đối ca ngợi vẻ đẹp của ngôi đền - nơi lưu đức ông Hoàng Mười muôn thuở.

Hằng năm du khách muôn phương về đây hành lễ, vãn cảnh đắm mình trong phong cảnh nên thơ. Qua đó tạo cho khách những giờ phút thảnh thơi, tĩnh tại, ở chốn linh thiêng này.

Hằng năm du khách muôn phương về đây hành lễ, vãn cảnh đắm mình trong phong cảnh nên thơ. Qua đó tạo cho khách những giờ phút thảnh thơi, tĩnh tại, ở chốn linh thiêng này.

Với sự linh thiêng của ngôi đền thờ quan Hoàng Mười, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan tìm về đền vãn cảnh, cầu lộc, cầu tài… là địa điểm di tích lịch sử nổi tiếng nói riêng và văn hóa tâm linh nói chung của tỉnh Hà Tĩnh.

Đền tọa lạc trên núi Khu Độc thuộc Ngũ Mã hướng về phương Bắc, tựa lưng vào núi nhìn xuống Lam giang. Các tòa điện cao dần theo thế núi uy nghiêm, đường bệ dưới bóng nhiều cây cối cổ thụ.

Đền tọa lạc trên núi Khu Độc thuộc Ngũ Mã hướng về phương Bắc, tựa lưng vào núi nhìn xuống Lam giang. Các tòa điện cao dần theo thế núi uy nghiêm, đường bệ dưới bóng nhiều cây cối cổ thụ.

Ông Nguyễn Sỹ Quý - Quản lý đền Chợ Củi cho biết: Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, đến nay đã có 8 đời dòng họ Nguyễn Sỹ làm nhà cạnh đền, tự nguyện tu bổ, hương khói cho đền cho các vị thần linh. Về lịch sử ngôi đền do biến cố chiến tranh, thiên tai tàn phá làm ngôi Đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, khoảng năm 1968 đến 1972 vị trí ngôi Đền tọa lạc tại điểm xung yếu trên tuyến vận tải đường thủy nên đã bị bom đạn tàn phá. Từ những năm 1978 - 1980, Đền còn bị lũ cuốn trôi và chỉ còn lại nền, chân móng cột nanh, bàn thờ Công Đồng do người dân địa phương lập.

Qua vài lần tôn tạo nhưng đền vẫn giữ được nét xưa thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi.

Qua vài lần tôn tạo nhưng đền vẫn giữ được nét xưa thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi.

Năm 2011, được sự ủng hộ của UBND tỉnh Hà Tĩnh và các Sở ngành cùng tấm lòng hảo tâm của người dân địa phương ngôi đền đã được phục dựng lại khang trang như hiện nay. Đền được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã trao Chứng nhận Đền đạt tiêu chuẩn Tam Tứ Phủ (Tín ngưỡng Thờ Mẫu) theo nghi lễ truyền thống Việt Nam.

Đọc thêm