Xót xa nhìn rừng Hoá Sơn, Quảng Bình bị lâm tặc “đại phẫu”

(PLO) - Rừng Hóa Sơn, ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã ở trong tình cảnh như một cuộc “đại phẫu” của "lâm tặc". Vết dấu cũ có, mới có chứng minh rằng, nạn lâm tặc hoành hành không chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định, mà rừng đã bị “chảy máu” từ rất lâu.

Vùng rừng Hóa Sơn - thuộc tiểu khu 142, trong lâm phận quản lý của Lâm trường Minh Hóa - là một khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi từng 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Phóng viên Pháp luật Việt Nam đã trực tiếp thâm nhập bằng cách vượt qua những trận mưa rừng như trút nước liên tiếp, vượt núi rừng hiểm trở, len lõi giữa rừng rậm để ghi nhận tình hình cụ thể về nạn "lâm tặc" tung hoành một cách ngang nhiên đến kỳ lạ nơi đây.

Điều khó hiểu hơn là từ phía bên ngoài cửa rừng, nhiều lực lượng chức năng kiểm tra, bảo vệ rừng vẫn được bố trí túc trực, thực hiện nhiệm vụ ngày đêm như: Trạm Kiểm lâm Hóa Sơn (đơn vị của Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa, thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình), Trạm Bảo vệ rừng Hóa Sơn (thuộc Lâm trường Minh Hóa), Trạm Kiểm lâm Hóa Sơn (đơn vị thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng).

Đó là chưa kể đến chính quyền địa phương xã Hóa Sơn, Trạm Biên phòng Hóa Sơn của bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cũng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc người dân ra vào khu vực rừng này. Dẫu vậy, vùng rừng rậm tự nhiên rộng lớn hàng nghìn hecta vẫn lâm vào tình cảnh rất đáng báo động bởi nạn "lâm tặc" tàn phá ồ ạt.

Dưới đây là những hình ảnh mà phóng viên đã ghi lại và mới thể hiện được một trong nhiều phần về tình trạng "lâm tặc" ồ ạt tàn phá rừng Hóa Sơn.

Những phách gỗ mới tinh, còn ứa nhựa
Dù rừng Hóa Sơn ở tiểu khu 142  của Lâm trường Minh Hóa đã được đóng cửa, cấm khai thác từ lâu nhưng trên đường mòn vào rừng, gỗ lậu nang nhiên được tập kết.
Gỗ bị lâm tặc đốn hạ tỏng rừng sâu bị nước lũ đẩy trôi ra bên suối gần bìa rừng.
Dù có nhiều lực lượng chức năng ở bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ rừng, nhưng "lâm tặc" vẫn ngang nhiên vác cưa xăng ra vào rừng như chốn không người.
Và ung dung gùi gỗ ra bên ngoài...
... với những phách gỗ lớn.
Khúc gỗ nằm ngang trên lối đi giữa rừng chứng minh rằng, nạn "lâm tặc" tung hoành nơi đây đã diễn ra từ lâu.
Gỗ bìa và cành ngọn còn sót lại ở một gốc gỗ cổ thụ đã bị "lâm tặc" khai thác trái phép bên suối.
Dấu vết lưỡi cưa của "lâm tặc" xuất hiện ở khắp nơi trong rừng.
Dấu vết cũ có...
 
Và có những dấu rất mới.
Gỗ nằm ngổn ngang trong rừng.
Cành, ngọn còn sót lại sau khi "lâm tặc" đã cắt xẻ và đưa gỗ ra khỏi rừng.
Cành, ngọn đổ xuống đè rạp cây cối xung quanh, lộ ra cả khoảng rừng trống hươ trống hoác.
Hàng trăm cây gỗ đã bị đốn hạ.
Ngã xuống chắn ngang cả lối đi.
"Lâm tặc" triệt hạ gỗ đổ xuống, nằm khắp nơi trong rừng.
Một cây có đường kính lớn mới bị triệt hạ đổ xuống chắn trên đường mòn giữa rừng.
Một gốc khác cũng bị triệt hạ khá lâu nhưng "lâm tặc" vứt lại vì rỗng ruột. 
Một đoạn dốc giữa rừng in đầy dấu mòn vẹt do "lâm tặc" kéo gỗ. 
Một tấm gỗ gội được cắt xẻ để làm quan tài nhưng bị sau đó bị hỏng nên "lâm tặc vứt lại giữa rừng.
Một cây trường chua bị đốn ngã rồi cắt xẻ trước đó chỉ vài chục phút, gỗ nằm ngổn ngang giữa rừng.

Những phách gỗ của một cây trường chua khác được cắt xẻ cùng thời điểm. Dù trời mưa to nhưng nước còn chưa ướt hết gỗ.

Những phách gỗ trường chua dài, được cắt xẻ vuông vức.
Rừng Hóa Sơn như một "công trường" gỗ lậu của "lâm tặc".
Gỗ nằm ngổn ngang giữa rừng.
Dấu vết rất mới.
Phóng viên Pháp luật Việt Nam bên một bãi gỗ.
Những phách gỗ quý dài.
Một gốc gỗ khác chưa bị đốn hạ nhưng đã có những dòng ngệch ngoạc là dấu chọn của "lâm tặc" thông báo rằng, cây này đã có "chủ".
Một gốc gỗ bộp đường kính lớn bị "lâm tặc" cắt xẻ và lấy hết gỗ...
chỉ còn sót lại gỗ bìa, phần ngọn...
nằm ngổn ngang như bãi chiến trường.

Được biết, rừng tự nhiên ở tiểu khu 142 thuộc lâm phận quản lý của Lâm trường Minh Hóa đã được đóng cửa rừng từ lâu và nghiêm cấm mọi hình thức khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ và sử dụng lâm sản trong rừng này. Không biết lực lượng chức năng và chính quyền địa phương sẽ nghĩ gì khi xem những hình ảnh này?

Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./.

Đọc thêm