Tránh "hời hợt" khi tổng kết thi hành Hiến pháp 1992

 Sáng qua (18/10), Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã họp phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo - để thông qua quy chế, chương trình kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo, thành lập Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.
Sáng qua (18/10), Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã họp phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo - để thông qua quy chế, chương trình kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo, thành lập Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.
Phiên họp Ban Chỉ đạo.

Tại Phiên họp thứ nhất, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất: do khối lượng công việc đồ sộ nên việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 ở các bộ, ngành, địa phương… cần được dành thời gian một cách thích đáng, bảo đảm đạt chất lượng và hiệu quả, nhất là với các đề xuất, kiến nghị lên Đảng và Nhà nước. Đồng thời, lưu ý nội dung các báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp, báo cáo tổng kết theo chuyên đề đối với các bộ, ngành, địa phương được phân công cần tập trung làm rõ những kết quả đạt được, những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành các quy định của Hiến pháp liên quan đến việc thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, địa phương mình.

Đặc biệt, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng đề nghị trong quá trình tổng kết cần bảo đảm sự tham gia tích cực của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân và bổ sung thêm một số ủy viên trong Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo. Để đảm bảo tiến độ, việc tổng kết tại các bộ ngành, địa phương phải được triển khai khẩn trương nhưng bảo đảm chất lượng, tránh hình thức, hời hợt dưới sự  hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các thành viên Ban Chỉ đạo.

Trưởng ban Chỉ đạo - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu đặt ra với Ban Chỉ đạo là việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cần bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ cần chủ động tham gia sâu ngay từ đầu để có những đề xuất, tham mưu với Đảng và Nhà nước về sửa đổi, bổ sung “đạo luật gốc” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng này. Phó Thủ tướng nêu rõ, việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2011.

Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 gồm 16 thành viên, do Phó Thủ tướng  Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường làm Phó trưởng Ban thường trực, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam làm Phó trưởng Ban chỉ đạo và các thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, Tổ trưởng Tổ giúp việc là người phát ngôn của Ban Chỉ đạo.

Huy Anh

Đọc thêm