Sức hấp dẫn của thương hiệu cà phê sang chảnh
David Thái sinh năm 1972 tại Việt Nam, năm 1979 cả gia đình đã chuyển tới Seatle, Mỹ - quê hương của cửa hàng Starbucks đầu tiên - định cư. Lớn lên, David Thái học quản trị kinh doanh tại Đại học Washington danh tiếng. Năm 1996, David Thái về Việt Nam theo chương trình học bổng học tiếng Việt với vỏn vẹn gần 1.000 đô la trong túi.
Trong thời gian học, David Thái làm cả công việc phiên dịch và may mắn chiếm được sự tin tưởng, cảm tình của một nhà đầu tư giúp anhbắt đầu sự nghiệp. David mở quán cà phê mang tên Âu Lạc gần hồ Hoàn Kiếm. Cửa hàng nhanh chóng thành công nhưng rồi anh bị “hất cẳng”. Nhà đầu tư trước kia không tài trợ tiếp cho anh dù David thuyết phục anh sẽ làm lại từ đầu và làm rất tốt.
Với số tiền ít ỏi tiết kiệm được từ Âu Lạc, anh quyết định làm lại từ đầu. Anh nhận thấythị trường còn rất nhiều tiềm năng, trong khi các công ty cà phê Việt lại chủ yếu hướng tới xuất khẩu mà thiếu đầu tư vào thị trường trong nước.
Một cửa hàng Highlands Coffee |
Năm 1997, David tìm hiểu pháp luật khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tới 1998, anh là Việt kiều đầu tiên được cấp phép thành lập công ty tư nhân tại Hà Nội. Năm 2000, David là doanh nhân đầu tiên đăng ký thành lập công ty cổ phần, bắt đầu kinh doanh bằng việc đóng gói sản phẩm cà phê tại Hà Nội.
Riêng với chuỗi cửa hàng Highlands Coffee, Công ty sở hữu thương hiệu này nhanh chóng mở rộng thành chuỗi cà phê của mình. Ban đầu, Việt Thái chỉ có 2 cửa hàng Highlands, sau 14 năm hoạt động, số cửa hàng đã lên tới 159, tập trung ở TP HCM và Hà Nội cùng một số tỉnh thành khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đồng Nai.
Với hai gam màu chủ đạo là đỏ-đen, từ đồng phục nhân viên đến cách bài trí không gian nội thất, Highlands Coffee tạo ấn tượng hiện đại, năng động nhưng vẫn gần gũi và dễ nhớ đối với khách hàng. Nền nhạc Jazz chủ đạo trong các quán Highlands Coffee tạo cảm giác thư giãn và sang trọng.Đặc trưng hơn, Highlands Coffee phục vụ đầy đủ từ những loại cà phê nổi tiếng của thế giới cho đến món cà phê truyền thống kiểu Việt Nam.
Highlands Coffee chọn phân khúc doanh nhân để phục vụ. Họ chỉ chọn mở cửa hàng ở những mặt tiền đẹp trong thành phố. Điều này vừa thể hiện đẳng cấp, vừa giúp Highlands Coffee định vị là một thương hiệu cà phê sành điệu.Nhờ vậy, Highlands Coffee trở thành chuỗi cửa hàng cà phê lớn thứ hai Việt Nam,đồng thời ghi dấu khá chắc chắn về ấn tượng thương hiệu.
Công ty Việt Thái Quốc tế (VTI) được anh thành lập năm 2002. Hoạt động kinh doanh của VTI được chia ra hai mảng chính. Thực phẩm, đồ uống (F&B) và hoạt động liên quan tới phong cách khách hàng (Consumer Lifestyle). Bên cạnh thương hiệu Highlands, nhóm hoạt động F&B của Việt Thái còn có hai nhãn hiệu nhà hàng là Meet & Eat và Nineteen 11. Về hoạt động Consumer Lifestyle, Việt Thái tham gia phân phối sản phẩm Nike, một trong những sản phẩm hàng đầu về quần áo, giày dép trên thế giới. Công ty mở cửa hàng Nike đầu tiên năm 2006 và dần mở thêm các cửa hàng tại Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng.
Không đơn giản là chuyện “bán mình”
Đang thừa thắng xông lên, VTI lạiliên tiếp gây xôn xao dư luận khi tiến hành những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) “khủng”. Đầu tiên là cú sốc mua đi, bán lại thương hiệu Phở 24. Rất nhanh sau đó, VTI lại bán gần một nửa giá trị bản thân. Trong thương vụ này, người ta nhắc nhiều tới Highlands Coffee vì chuỗi cửa hàng cà phê này mang lại danh tiếng cho David Thái.
Năm 2011, Jollibee thông qua công ty con là JSF đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của VTI do David Thái sở hữu.Không chỉ có vậy, Jollibee đã đồng ý cho VTI vay thêm 35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%. Khoản vay này được thanh toán trong năm 2016. Theo lời đại diện của Jollibee, khoản tiền này được VTI dùng để đầu tư cho tương lai.
Đây là một thương vụ được Jollibee đánh giá cao, bởi vì ngay trước khi đặt bút ký với VTI, họ đã quyết định bán chuỗi cà phê Ti-Amo của Hàn Quốc mới sở hữu được hơn một năm. Trong thương vụ mua lại cổ phần của VTI, bên cạnh Highlands Coffee, Jollibee còn nắm được nhượng quyền của chuỗi Hard Rock Café tại Việt Nam, Ma Cao và Hồng Kông (thuộc quyền của VTI từ trước).
Năm 2016, Jollibee Foods Corp đã phát đi thông tin chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) chuỗi cửa hàng Highlands Coffee trên sàn chứng khoán Việt Nam.Trên Business Mirror, Chủ tịch Jollibee Tony Tan Caktiong đặt niềm tin vào sự phát triển tại thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, CEO sáng lập ra chuỗi Highlands Coffee là David Thái nói kế hoạch IPO nhằm huy động vốn để đưa Highlands Coffee và Phở 24 thành thương hiệu mở rộng hơn nữa không chỉ ở Việt Nam mà còn ra châu Á và các thành phố lớn trên thế giới.
Theo hãng tin này, sau IPO, Jolibee nâng sở hữu lên 60% vốn của chủ sở hữu Highlands trong khi Việt Thái sẽ giảm sở hữu xuống 40%. Với việc Jollibee sở hữu trên 51% vốn, đơn vị sở hữu Highlands chính thức trở thành công ty con của Jollilee.Để đổi lại thỏa thuận này, Việt Thái được JSF Investment (công ty con của Jollibee) cho vay tiếp 30 triệu USD.
Jollibee là tập đoàn lớn bậc nhất có trụ sở tại Philippines chuyên kinh doanh đồ ăn nhanh. Hai bên thỏa thuận đưa chuỗi Highlands Coffee lên sàn chứng khoán Việt Nam trước năm 2019. Sau khi mua Highlands Coffee, Jollibee cũng đưa Highlands Coffee vào chuỗi nhà hàng của mình ngoài thị trường Việt Nam và ít nhiều gây được ấn tượng với thực khách.
Tìm hiểu lại những thông tin liên quan đến thương vụ này, người ta đã thấy mọi chuyện không chỉ đơn giản như vậy dù cũng có mục đích của mình. Jollibee cho biết, bên cạnh việc tiếp tục phát triển chuỗi cà phê này tại Việt Nam, họ sẽ đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của Jollibee trên toàn châu Á. Đây sẽ là giá trị gia tăng đáng kể cho Jollibee, bởi vì hiện nay cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận đạt chất lượng hàng đầu.
Còn David Thái dường như đã nhìn trước được viễn cảnh Starbucks sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam trong tương lai gần?Tên tuổi cũng như những thành công của Starbucks ở các thị trường khác là một mối đe dọa cho Highlands Coffee.
Phải chăng đó là lý do dù không gặp khó khăn như nhiều công ty buộc phải bán cổ phần cho đối tác nhưng Highlands Coffee vẫn phải chia sẻ quyền lực cho Jollibee trước áp lực cạnh tranh với Starbucks.
Tuy có ưu thế lâu năm và hiểu tâm lý người tiêu dùng Việt nhưng Highlands Coffee chưa hẳn đã có ưu thế so với Starbucks vì người tiêu dùng có xu hướng “sính ngoại”.Và tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng Việt đã được thể hiện rõ nét trong ngày đầu Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Đầu tháng 2 năm, hàng trăm bạn trẻ đội nắng, xếp hàng mua bằng được một ly Starbucks dù giá sản phẩm này không hề rẻ. Giá bán cho một ly Starbucks loại thường là 85.000 đồng, loại đặc biệt 150.000 đồng.Vì thế, tìm cách đối phó với Starbucks là bước đi khôn ngoan của Highlands Coffee.
Thương vụ ghi dấu hai tiếng “VIỆT NAM”
Trước khi bán cổ phần cho Jollibee, Highlands Coffee đã từng nhượng quyền cho doanh nghiệp Philippines khác. Đối tác của Highlands Coffee là Digital Paradise Inc và IP Ventures Inc. Digital Paradise Inc và IP Ventures Inc có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Cuối tháng 11/2011, IP Ventures Inc.đã ký kết nhượng quyền thương mại với Việt Thái quốc tế để đưa chuỗi cửa hàng Highlands Coffee sang Philippines. IP Ventures thông báo rằng thỏa thuận cho phép công ty sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại của Highlands Coffee cho hoạt động cửa hàng cà phê ở Philippines.
Kể từ khi thực hiện nhượng quyền, Digital Paradise đã xây dựng 36 cửa hàng Highlands Coffee tại Philippines. Trong các chiến dịch marketing, Highlands Coffee được gắn chặt với cà phê Việt Nam. Hay nói cách khác, dù hợp tác với người Phillipines thì Highlands Coffee vẫn được xem là thương hiệu Việt Nam. Báo Philippines còn nhận xét thương hiệu Highlands Coffee của Công ty Việt Thái Quốc tế là chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam.