Lương y 47 năm dùng bài thuốc gia truyền cứu người bị rắn cắn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần nửa thế kỷ qua lương y Bùi Đức Lục đã dùng bài thuốc nam gia truyền cứu hàng nghìn người thoát khỏi tử thần do bị rắn độc cắn, nhiều trường hợp tưởng chừng vô phương cứu chữa nhưng khi đến với ông thì sự sống đã trở lại kỳ diệu.
Chân dung người đàn ông được mệnh danh “khắc tinh” của rắn độc.
Chân dung người đàn ông được mệnh danh “khắc tinh” của rắn độc.

Biệt tài chữa trị rắn độc cắn

Những ngày gần đây, rắn độc liên tục xuất hiệnkhiến người dân xứ Nghệ vô cùng hoang mang. Vụ việc đau lòng nhất là cô gái N.T. L. (21 tuổi, trú xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) bị rắn cạp nia cắn chết. Thời điểm xảy ra sự việc đau lòng, nạn nhân ngủ ở tầng 2, bị rắn cắn vào tay, cổ khilấy chăn ra đắp.

Dù đã được người thân đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã không qua khỏi. Mới đây nhất vào đêm ngày 8/7, cháu bé N.T.Q. (5 tuổi, trú tại xã Hưng Đông, TP Vinh) trong đêm tối đi ra vườn, không may bị một con rắn cạp nong đen trắng cắn vào chân.Điều may mắn là nhờ cấp cứu kịp thời nên cháu bé đã giữ được tính mạng.

Hàng loạt vụ rắn độc cắn người khiến dư luận lo sợ. Vì vậy, cách sơ cứu, phương pháp điều trị khi không may bị rắn độc cắn cũng được nhiều người quan tâm. Ngoài phương pháp tây y, nhiều người còn biết đến bài thuốc nam gia truyền của lương y Bùi Đức Lục (60 tuổi, trú thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Ông có biệt tài chữa rắn độc cắn và đượcngười dân ưu ái gọi là “khắc tinh trị rắn độc”.

Sau khi cứu được những bệnh nhân, ông Lục lưu giữ lại các loại rắn độc để nghiên cứu thêm.Sau khi cứu được những bệnh nhân, ông Lục lưu giữ lại các loại rắn độc để nghiên cứu thêm.

Không khó để tìm được căn nhà của lương y Bùi Đức Lục, bởi ở huyện miền núi Tân Kỳ hầu hết ai cũng biết ông.Trong căn nhà cấp 4, ông Lục đang băng bó, xử lý vết thương bị hoại tử cho một người phụ nữ và cháu bé chừng 3 tuổi. Hơn 10 ngày bị rắn hổ bành tấn công, bà Nguyễn Thị Thảo (57 tuổi, trú xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn) vẫn đang phải điều trị tại nhà ông Lục để theo dõi.

Chỉ vào bàn chân bị rắn độc cắn, bà Thảo cho biết, khoảng 15h chiều ngày 1/7, khi lật tấm gỗ thì không may bị rắn hổ mang cắn vào chân. “Bị cắn đau, tôi nhìn xuống thì thấy con rắn phình mang. Tôi chỉ kịp gọi người nhà ra, sau đó lịm dần. Sau đó, tôi được chồng con đưa đến bệnh viện Tây Bắc chữa trị.

Đến 21h cùng ngày, thấy bệnh tình nặng hơn,nghe tin ông Lục chữa rắn độc cắn, người nhà đã đưa tôi tới đây. Sau 10 ngày điều trị, giờ thì tôi sống rồi nhưng nhớ lại vẫn nổi da gà”, bà Thảo chưa hết bàng hoàng kể lại.

Ngồi cạnh bên, bà Nguyễn Thị Thu (trú thị trấn Lạt)tỏ ra hạnh phúc khi được ông Lục kịp thời chữa trị sau khi bị rắn lục cắn. Theo lời kể của bà, sau khi bị rắn cắn, toàn chân trái của bà bị xuất huyết. Là người địa phương, bà được gia đình kịp thời đưa đến nhà lương y Lục cho uống và đắp thuốc. Sau 22 ngày bị rắn lục cắn, sức khỏe bà đã đỡ hơn nhiều. Tuy vậy, cứ vài ngày bà lại qua nhà ông Lục bịt thuốc, xử lý chovết thương lành lặn hẳn.

Hàng chục năm cứu chữa những người không may bị các loài rắn độc cắn, ca bệnh khiến ông Lục nhớ nhất chính là vào chiều tối ngày 23/9/2017. Thời điểm đó, ông nghe tiếng điện thoại reo liên hồi, đầu dây bên kia hớt hải nói như muốn khóc rằng: Nhà có người bị rắn cắn, hiện đã phải thở oxy.

Qua vài câu hỏi, biết ca bệnh sống tại xã Đức Lạc, (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) cách nhà ông khoảng 150km, bị rắn cạp nia (đen trắng) cắn vào chân. Gia đình nạn nhân cho biết là đang trên đường từ nhà sang Tân Kỳ. Vì thế, ông vơ vội chiếc áo mỏng và ba lô đựng thuốc, bắt xe taxi chạy ngắt đường, với mong muốn gặp người bệnh nhanh nhất.

Ông Lục đang thăm khám lại cho một bệnh nhân bị rắn độc cắn. Ông Lục đang thăm khám lại cho một bệnh nhân bị rắn độc cắn.

“Khi đó tôi còn dặn gia đình, cứ thấy chiếc xe nào nháy đèn 4 cái thì đó là tôi”, ông Lục nhớ lại. Chạy hơn 30 phút, khi đến dốc Truông Bồn (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương) 2 xe gặp nhau. “Lúc đó, người bệnh không mở được miệng, toàn thân tím tái, rất nặng. Tôi bảo người thân mở bằng được miệng bệnh nhân để uống hết cốc thuốc. Tôi bịt thuốc vào chỗ cắn, rồi tiếp tục đưa về nhà để điều trị. Nếu chậm tý nữa, người này sẽ tử vong”, lương y Lục nhớ lại giây phút cứu chữa anh Nguyễn Đức Kỳ (SN 1967) bị rắn cắn lúc đi làm về.

Anh Kỳ xác nhận việc được lương y Bùi Đức Lục đưa từ cõi chết trở về 4 năm trước.Qua liên lạc, người đàn ông này ríu rít cảm ơn ông Lục: “Bác ấy đã tái sinh tôi lần thứ hai. Nếu lúc đó, gia đình không biết về bác Lục chắc tôi đã tử vong rồi”.

Cùng năm đó, một người phụ nữ mang thai tên là Ngô Thị Liễu (28 tuổi, trú xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ) bị rắn cạp nia cắn trước ngày sinh nở một tuần.“Sau hơn 10 tiếng bị rắn cắn, gia đình mới đưa đến. Lúc này, bệnh nhân đã trở nặng, khó thở, khó thở, liệt cơ hô hấp. Ngay lập tức tôi cho uống thuốc, bịt thuốc, đồng thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để thở ô xy và cùng bệnh viện kết hợp điều trị. Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân cũng đến ngày sinh nở”, ông Lục nhớ lại.

Bài thuốc “nội ẩm ngoại đồ”

Tính đến nay, ông Lục đã trải qua 47 năm chữa rắn cắn, cứu người. Theo chia sẻ của ông, đây là bài thuốc gia truyền của gia đình. Ông Lục kể, người đầu tiên biết đến bài thuốc này là ông nội Bùi Đức Ới. Khi bị thực dân Pháp bắt giam, ông Ới được các bạn tù truyền lại các bài thuốc chữa rắn độc cắn để chữa cho các đồng đội lúc hành quân làm nhiệm vụ, bên cạnh đó còn nhằm tránh bị thất truyền về sau. Rời chốn lao tù, ông Ới tiếp tục mày mò phát triển thêm các bài thuốc được truyền lại.

Sau đó, bài thuốc được truyền cho bố của ông Lục là ông Bùi Đức Ân. “Lúc còn nhỏ, tôi đã theo cha mình lên rừng hái thuốc. Đến năm 12 tuổi, tôi đã nhận biết được các loại vết cắn của rắn, côn trùng.Gia đình tôi tất cả mọi người đều biết những bài thuốc chữa độc rắn”, ông Lục chia sẻ.

“Nhập gia tùy tục”, những nàng dâu, con trong nhà ông đều biết chữa độc rắn, nhưng mỗi người một mức độ khác nhau. Cả gia đình ông đều tâm niệm rằng, việc cứu chữa người là trên hết. Vì thế, hễ có người tìm đến dù nắng hay mưa, đêm khuya hay lạnh buốt ông cũng không nề hà gì.

Bài thuốc chữa rắn của ông Lục gồm 11 loại nguyên liệu từ lá, vỏ, rễ cây. Nhưng hiện tại mới chỉ có 3 loại có tên trong các tài liệu đông y, mọc ở rừng đồi và các vùng ven sông tự nhiên như: Lá cỏ chỉ thiên, lá xuyên tiêu, lá cây găng có gai. Những vị thuốc này được chính tay ông và vợ con ông đi hái về, phân loại, sau đó phơi khô rồi xay thành bột. Phương pháp chữa trị của ông là “nội ẩm ngoại đồ”, tức là trong uống ngoài đắp thuốc. Ông Lục còn cho biết thêm, bài thuốc của ông là sự kết hợp giữa bài thuốc dân tộc với khoa học, làm cho thang thuốc thêm hiệu quả.

Không dừng lại ở việc chế biến thuốc, nhiều năm qua ông còn kết hợp giữa Đông y và Tây y nhằm tìm ra sự tối ưu nhất để áp dụng vào việc chữa trị cho bệnh nhân. Không lạ gì khi trong nhà ông có hàng chục cuốn sách về Tây y.

Ông Lục luôn giữthói quen đó là mỗi khi cứu chữa cho một bệnh nhân, luôn ghi chép địa chỉ, số điện thoại người bệnh để tiện theo dõi rút ra kinh nghiệm và cách chữa trị hữu hiệu nhất. Điều kỳ diệu là với những bệnh nhân bị hoại tử khá nhiều, sau khi được ông Lục điều trị bằng uống thuốc và đắp thuốc, da thịt được tái tạo tương đối lành lặn so với ban đầu.

Chia sẻ về bài thuốc của lương y Bùi Đức Lục, đại diện Hội Đông y tỉnh Nghệ An đánh gia cao bài thuốc gia truyền của ông Lục trong việc chữa trị rắn độc cắn. Dù xét về mặt khoa học, cũng như đánh giá về hàm lượng thì đến nay vẫn chưa có tài liệu cụ thể để đánh giá. Tuy nhiên, qua tìm hiểu từ trước tới nay, các ca bệnh bị rắn độc cắn được ông Lục điều trị hầu như chưa có rủi ro.

Đọc thêm