Quảng Ninh và Chiến lược phát triển Khu công nghiệp thông minh, bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong chiến lược phát triển kinh tế tầm nhìn 2030, tỉnh Quảng Ninh với tiềm lực sẵn có như một bông hoa đang độ nở rộ thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Việc phát triển các khu công nghệp thu hút nhà đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế vừa thần tốc vừa bền vững là sự cân bằng thông minh giữa hai yếu tố không thể thiếu là con người và thiên nhiên, môi trường.
Giai đoạn 2021 – 2026 sẽ là mốc phát triển vượt bậc của tỉnh Quảng Ninh.
Giai đoạn 2021 – 2026 sẽ là mốc phát triển vượt bậc của tỉnh Quảng Ninh.

Mốc phát triển vượt bậc giai 2021-2026 tầm nhìn 2030

Theo quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được quy hoạch thành lập phát triển 16 Khu công nghiệp với tổng diện tích trên 15.000 ha, hiện đã có 10 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp thuộc 8 Khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền quyết định, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập.

Đó là các Khu công nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Việt Hưng, Khu công nghiệp Đông Mai, Khu công nghiệp Hoành Bồ, Khu công nghiệp Hải Yên, Khu công nghiệp Texhong Hải Hà- giai đoạn 1 (thuộc Khu công nghiệp - Cảng biển Hải Hà), Khu công nghiệp Sông Khoai, Khu công nghiệp Nam Tiền Phong, Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Khu công nghiệp Bạch Đằng (thuộc Khu công nghiệp - dịch vụ Đầm Nhà Mạc) với tổng diện tích 4.640,7 ha.

Ngoài ra với 8 Khu công nghiệp đang được nghiên cứu lựa chọn nhà đầu tư như Khu công nghiệp Hồng Thái Đông – Thị xã Đông Triều (150ha), Khu công nghiệp phụ trợ ngành than- Cẩm Phả (400ha), Khu công nghiệp Tiên Yên - huyện Tiên Yên (150 ha), Khu công nghiệp Logictics Vạn Ninh – Thành phố Móng Cái (1000 ha), Khu công nghiệp Hải Hà 1 - huyện Hải Hà (300 ha), Khu công nghiệp Hải Hà 2 - huyện Hải Hà (300 ha), Khu công nghiệp Y dược Công nghệ cao (1.000 ha) và Khu công nghiệp công nghệ cao (800 ha) tại Khu kinh tế Vân Đồn.

Để phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã có những định hướng phát triển cụ thể với việc tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các Khu công nghiệp hiện có, thu hút các dự án lớn đến các ngàn kinh tế khác của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệp, mạng sản xuất của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Hồng và hội nhập kinh tế khu vực và trên Quốc tế.

Quảng Ninh khởi công Khu công nghiệp Sông Khoai. Quảng Ninh khởi công Khu công nghiệp Sông Khoai.

Trong đó, tỉnh Quảng Ninh chú trọng từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động, cơ cấu ngành công nghiệp trong các Khu công nghiệp hiện có và đang xây dựng theo hướng chuyên sâu, hiện đại hóa phù hợp với tiềm năng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu sản xuất công nghiệp nói riêng của tỉnh theo hướng bền vững, công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện môi trường, giá trị gia tăng lớn, quản trị hiện đại.

Tuy nhiên song hành với việc phát triển các Khu công nghiệp không thể thiếu việc đảm bảo hài hòa quỹ đất cho phát triển công nghiệp tầm nhìn 2030, việc phát triển cần gắn với phát triển đô thị, dịch vụ, đồng bộ với kết cấu hạ tầng, kinh tế- xã hội và vừa đảm bảo các yêu cầu về môi trường, quốc phòng, an ninh.

Đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ phát triển 18 Khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch đạt 14.599,19 ha (trừ các Khu công nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn). Trong đó, tiếp tục đầu tư các Khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch được phê duyệt, nghiên cứu bổ sung quy hoạch và đầu tư phát triển thêm 4 quy hoạch mới, tập trung chủ yếu tại khu kinh tế ven biển Quảng Yên.

Trong giai đoạn này mục tiêu chủ yếu nhằm xây dựng phát triển các Khu công nghiệp theo các nhóm ngành nghề ưu tiên tại các Khu công nghiệp như nhóm ngành dệt-may, thời trang tại Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, Công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô tại Khu công nghiệp Việt Hưng (giai đoạn 2), Công nghiệp hậu cần cảng biển, logictics và công nghiệp hỗ trợ tại Khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc và Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà...trong đó tỉnh Quảng Ninh sẽ rà soát, xây dựng lộ trình loại bỏ những dự án không còn phù hợp với định hướng phát triển Khu công nghiệp (công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp...) đồng thời thu hút các dự án đầu tư mới tăng tỷ lệ lấp đầy diện tích đất đã được đầu tư hạ tầng.

Tỉnh Quảng Ninh, phấn đấu thu hút đầu tư đối với các Khu công nghiệp giai đoạn 2021-2026 tổng vốn thu hút đạt 4,2 tỷ USD, bình quân hàng năm thu hút khoảng 700 triệu USD (bao gồm cả vốn đầu tư hạ tầng và vốn đầu tư sản xuẩ công nghiệp trong các Khu công nghiệp).

Phát triển bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường

Tính đến năm 2021, 10/10 dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm định, làm cơ sở để triển khai thu hút các dự án đầu tư, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Các Khu công nghiệp có dự án đầu tư thứ cấp hoạt động (5/5 Khu công nghiệp đang hoạt động, đạt 100% gồm Khu công nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Việt Hưng, Khu công nghiệp Đông Mai, Khu công nghiệp Texhong Hải Hà GDD1, Khu công nghiệp Hải Yên) đã thực hiện đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung đảm bảo thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo quy định.

Khu công nghiệp Cái Lân.

Khu công nghiệp Cái Lân.

Trong đó 5 Khu công nghiệp (Cái Lân, Việt Hưng, Texhong Hải Hà, Hải Yên, Đông Mai) đã hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục đối với nước thải, truyền cơ sở dữ liệu về Sở Tài nguyên Môi trường. Công tác quản lý chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật có sự giám sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất của các cơ quan chức năng...

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng nâng cao yêu cầu, chất lượng tiếp nhận, thẩm định các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh. Trong đó, yếu tố bảo vệ môi trường được ưu tiên chiến lược, kiên quyết không chấp thuận các dự án sử dụng các công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời trong công tác quản lý về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh sản xuất của các nhà máy tại các Khu công nghiệp được triển khai theo hướng tập trung, chủ động phòng ngừa, kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm để có giải pháp quản lý phù hợp, kịp thời.

Như vậy, để đảm bảo cân bằng giữa viêc phát triển các Khu công nghiệp nhanh, hiện đại với yếu tố môi trường, thiên nhiên cũng là khó khăn thách thức không chỉ với Quảng Ninh mà nhiều địa phương khác trên cả nước. Việc phát cân bằng giữa các yếu tố này như một bài toàn mà tỉnh Quảng Ninh đang dần tìm được đáp án thể hiện trong lộ trình, hoạch định phát triển trong từng giai đoạn.

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực hơn nữa trong công tác tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong công tác quy hoạch, xây dựng, kiểm tra và phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh tầm nhìn 2030.

Đọc thêm