Vì thế nên mới thường xuyên xảy ra những vụ việc cảnh sát người da trắng sát hại thường dân da mầu mà không bị truy tố. Nhưng đến ngay cả những chuyện liên quan đến quyền lực nhà nước cao nhất cũng vì nhưng đặc thù này mà trở thành rất khó hiểu đối với thế giới ở bên ngoài.
Hiện tại, đặc thù đó đang bộc lộ rất rõ ở việc Tổng thống đương nhiệm và Đảng Cộng hòa Mỹ lợi dụng luật pháp hiện hành để thực hiện cái lệ đã trở nên thông dụng giúp phe này củng cố và tăng cường quyền lực.
Ở nước Mỹ, Tòa án Tối cao có 9 thành viên. Các thành viên do Tổng thống đề cử, thượng viện phê chuẩn và đảm trách cương vị ấy suốt đời, trừ khi từ chức. Tòa án Tối cao có thể phán xử bác bỏ quyết sách của Tổng thống, nhờ đấy mà là một trong những cơ quan quyền lực cao nhất ở nước Mỹ.
Phe nào chiếm đa số trong Tòa án Tối cao luôn có thể quyết định mọi đường lối chính sách quan trọng nhất ở đất nước này, có thể hậu thuẫn hoặc đối lập với tổng thống cầm quyền và đa số trong lưỡng viện lập pháp. Ông Trump và Đảng Cộng hòa cho tới nay đã cài cắm được đa số 5 thành viên tại Tòa này. Mới đây, nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsburg của tòa này qua đời và ông Trump có cơ hội đề cử người thay thế.
Luật pháp hiện hành của nước Mỹ trao quyền cho ông Trump đề cử nhân sự và thượng viện Mỹ hiện tại do Đảng Cộng hòa kiểm soát có thể dễ dàng phê duyệt đề cử nhân sự này. Còn cái lệ ở đây là phe cầm quyền - như ông Trump và Đảng Cộng hòa hiện tại ở nước Mỹ - đề cử nhân sự để tòa án cao cấp nhất này của nước Mỹ không phải trở thành cán cân công lý thật sự mà trở thành cơ quan tư pháp hậu thuẫn và tiếp tay cho cơ quan hành pháp. Luật pháp ở nước Mỹ trên danh nghĩa được thiết kế theo mô hình tam quyền phân lập nhưng rồi trên thực tế bị luật làm cho biến thành cánh tay kéo dài của phía hành pháp.
Cách đây 4 năm, vào thời điểm 9 tháng trước ngày có cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, phe Đảng Cộng hòa không chịu tiến hành phê chuẩn đề cử nhân sự của Tổng thống Barack Obama cho một chỗ trống trong Tòa án Tối cao với lý do trong năm bầu cử thì phải để cho tổng thống đắc cử xử lý việc này. Ông Trump cũng công khai quan điểm như thế.
Bây giờ, chỉ không đầy 7 tuần trước ngày có cuộc bầu cử tổng thống, chính phe ấy và chính những con người cách đây 4 năm ấy lại hối thúc việc đề cử và phê chuẩn nhân sự thay thế bà Ginsburg. Ông Trump thậm chí còn công khai cho rằng chính vì cuộc bầu cử tổng thống này mà lại càng phải vội làm việc ấy.
Mưu tính quyền lực và lợi ích chính trị quyết định chứ không phải những tiêu chí về công bằng và công lý cần phải được tuân thủ trong mọi toà án quyết định. Lệ chi phối chứ không phải luật và lệ có thể bất chấp luật để quyết định.
Ông Trump và Đảng Cộng hòa dụng cái lệ này bởi trù liệu cần đến phán quyết của Tòa án Tối cao trong trường hợp bị thất cử năm nay. Với đa số 6/3 thuận cho phe mình trong Tòa án Tối cao, ông Trump và Đảng Cộng hòa có thể chắc chắn có được phán quyết thuận cho mưu tính quyền lực của họ nếu xảy ra kịch bản sau bầu cử tổng thống như đã từng xảy ra hồi năm 2000. Trên danh nghĩa chính thức, tòa này vẫn thực thi pháp luật, nhưng trong thực chất lại có thể hành động theo lệ và trái ngược với chính những gì họ từng làm.